Nguồn: Nguyễn Thế Bảo YAK41

PHÂN BIỆT KHÁNG SINH DỰ PHÒNG VÀ KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ 

 - Kháng sinh dự phòng ( antibiotic prophylaxis ) là việc sử dụng kháng sinh trước khi xảy ra nhiễm trùng nhằm mục đích ngăn ngừa hiện tượng này.  Nguyên tắc: Tiêm trước khi phẫu thuật và trong vòng 24 sau phẫu thuật tiêm thêm 1 mũi duy nhất rồi ngưng

- Kháng sinh điều trị: Là kháng sinh sử dụng khi có bằng chứng nhiễm trùng sử dụng đến khi hết nhiễm trùng

BS. BẢO GIẢNG K41

* Khi khám 1 người sanh thường cần đánh giá

- Cơn go tử cung

- Thai nhi

- Đường ra

* Chuyển dạ đình trệ có 2 loại

1. Chuyển dạ kéo dài: chẩn đoán dựa vào thời gian, khi có chuyển dạ, ối vỡ hoặc chưa mà trên 24 giờ vẫn chưa sanh, ngôi thai vẫn xuống theo thời gian nhưng không đạt được thời gian mong muốn

+ Dựa vào thời gian

Chuyển dạ thời gia tiềm thời kéo dài 12 tiếng

Chuyển dạ thời gian hoạt động kéo dài hơn 8 tiếng

+ Dựa vào biểu đồ chuyển dạ : đường thẳng tạo thành góc nhỏ hơn 45 độ

- Nguyên nhân

+ Do cơn go: quá yếu hoặc quá dồn dập

Bình thường

+ Tiềm thời 1-2 cơn/ 10 phút

+ Hoạt động 3-4 cơn/ 10phút

+ Sổ thai 5 cơn/ 10 phút

- Xử trí

Nếu cơn go thưa ( yếu) thực hiện tăng cơn go

+ Cơ học: se đầu vú để tăng tiết oxytocin nội sinh, xoa đáy tử cung để kích thích hình thành sóng xung động tạo nên cơn go

+ Dùng thuốc

Nguyên nhân

+ Do thai nhi: nhóm nguyên nhân này không giải quyết được

. Thai to

. Con so

. Ngôi không thuận lợi

+ Do đường ra

. Phần cứng:

+ Khung xương chậu hẹp

+Bất đối xứng đầu chậu

. Phần mềm:

+ U tiền đạo

+ Do nguyên nhân khác: ối chưa vỡ, không tìm thấy nguyên nhân

--> Chuyển dạ kéo dài có thể sanh thường

- Hậu quả

+Tăng nguy cơ nhiễm trùng trong trường hợp ối đã vỡ

+Suy thai ( thấp hơn sơ vs CDNTT)

+Băng huyết sau sanh do đờ tử cung

2. Chuyển dạ ngưng tiến triển: Khi có chuyển dạ kéo dài, đủ cơn go, ối đã vỡ kèm một nguyên nhân có thể tiên đoán được làm ngôi thai không thể xuống được nữa hoặc xuống rất chậm qua nhiều lần thăm khám

Dấu hiệu gợi ý: xuất hiện dấu chồng xương hoặc bướu huyết thanh kèm với chuyển dạ kéo dài

- Nguyên nhân

+ Bất đối xứng đầu chậu

+ Ngôi bất thường

+ Kiểu thế bất thường

+ U tiền đạo

- Hậu quả

+ Suy thai

+ Tăng nguy cơ nhiễm trùng

+ Băng huyết sau sanh do đờ tử cung

+ Vỡ tử cung

Chuyển dạ ngưng tiến triển phải sanh mổ

* Không có chuyển dạ kéo dài và chuyển dạ ngưng tiến triển đối với ngôi ngang