Nguồn: Góc học tập GH41

Câu 1: Năm tai biến sản khoa (Bộ Y Tế)

1. Băng huyết thời kỳ sổ rau

2. Nhiễm khuẩn sau đẻ

3. Uốn ván sơ sinh

4. Dọa vỡ và vỡ tử cung

5. Sản giật

Câu 2: Tính tuổi thai

1. Dựa vào ngày đầu của chu kì kinh cuối (Last menstrual period: LMP)

Mục đích: Tính ngày sinh dự kiến – Estimated date due: EDD

      Công thức Nagele 

Ngày +7; tháng -3; năm +1 (Tháng 4 đến tháng 12)

Ngày +7; tháng +9; năm +0 (tháng 1,2,3)

Yêu cầu: chu kì kinh 28 ngày, đều. Sản phụ nhớ rõ ngày đầu của chu kì kinh cuối

Ưu, nhươc điểm: đơn giản nhưng không chính xác

2. Phương pháp dùng bảng xoay tuổi thai (Pregnancy wheel)

Mục đích: 

- Dựa vào LMP tính được EDD

- Dựa vào thời điểm khám tính được thai hiện bao nhiêu tuần

Ưu, nhươc điểm: dễ thực hiện, nhanh, chính xác hơn Nagele’s rule (sai lêch khoảng 3 -5 ngày) nhưng không dùng được cho những trường hợp kinh nguyệt không đều, không nhớ rõ ngày kinh.

3. Phương pháp đo bề cao tử cung (Fundal height)

Khuyến cáo (Mục đích): dùng tính tuổi thai ước lượng đối với thai trên 20 tuần

Căn cứ: mỗi tháng chiều cao tử cung tăng lên khoảng 4 cm

- Cách 1: Dùng thước dây

Tuổi thai = BCTC + 4 (tuần)

(với BCTC xác định từ điểm giữa bờ trên khớp mu đến đáy tử cung)

- Cách 2: Dùng khoát ngón tay: Lấy rốn làm mốc, khoảng cách từ rốn đến đáy tử cung tương ứng bao nhiêu khoát ngón tay 

(Không chính xác các trường hợp: Đa thai, đa ối, u xơ tử cung và thai, mẹ bị đái tháo đường, tử cung tăng kích thước quá chậm, chiều rộng khoát ngón tay mỗi người khác nhau)

4. Phương pháp tính tuổi thai theo thai máy:

Mục đích: Ước đoán tương đối thời gian sinh

Con so: ngày thai máy +22 tuần

Con rạ: ngày thai máy +24 tuần

Ưu, nhược điểm: Chủ yếu đánh giá sự phát triển của thai hơn là tính tuổi thai vì dấu hiệu này xuất hiện muộn và chủ quan nên không chính xác

5. Phương pháp tính theo ngày rụng trứng hoặc ngày quan hệ tình dục

Mục đích: Tính ngày sinh dự đoán (sau phóng noãn, trứng ở vòi trứng 24 giờ nếu kết hợp tinh trùng sẽ thụ tinh, vì thế ngày rụng trứng hay ngày QHTD dẫn đến thụ tinh là ngày tuổi đầu tiên của thai)

Ngày sinh dự đoán= ngày rụng trứng+ 266 ngày (38w)

Với TH thụ tinh trong ống nghiệm, ngày rụng trứng bằng ngày chuyển phôi đi trừ 14 ngày

Ưu điểm: Chính xác cao hơn

6. Phương pháp tính tuổi dựa vào siêu âm:

+ Siêu âm đầu dò phát hiện từ 5w

    Siêu âm qua ngã bụng phát hiện từ 6w

+ Đo chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length): (tam cá nguyệt thứ nhất: w7-w11)

Tuổi thai = CRL (mm) + 6.5 (sai số +/- 4,7 ngày, chính xác 95%)

(Không sử dụng PP này từ w12 trở đi do thai nhi uốn cong người)

+ Đo đường kính lưỡng đỉnh thai (BPD: BiPartietal Diameter): (w12-w14)

Tuổi thai = BPD + 7 ngày

+ Đánh giá sự trưởng thành bánh nhau qua hiện tượng canxi hóa (đánh giá sự trưởng thành của phổi và thai đủ tháng chứ ít giá trị tính tuổi thai)

7. Phương pháp sinh hóa (Phân tích nước ối, nước tiểu, máu góp phần chẩn đoán thời gian đủ tháng hoặc còn non tháng chứ không phải một phương pháp đáng tin cậy)

8. Phương pháp X quang (Dựa điểm cốt hóa đầu trên và dưới xương đùi để chẩn đoán thai đủ tháng, sai lệch +/- 2 tuần, hiện không còn sử dụng)

Tuổi thai (dùng để xếp PARA)

22 0/7-36 6/7: non tháng.

37 0/7-41 6/7: đủ tháng.

> 41 0/7: quá ngày (dự sanh).

> 42 0/7: già tháng.

Câu 3: PARA (để đánh giá tiền sử sản khoa để nhìn tổng quan về tiền sử mang thai của thai phụ và số con hiện còn sống để có nhận định và thái độ theo dõi & xử trí phù hợp trong lần mang thai này)

- Ý nghĩa: PARA (nguồn gốc từ chữ “parity”, tìm hiểu thêm trên wikipedia ^___^) giả sử tương ứng với ABCD, tương ứng mỗi số có một ý nghĩa khác nhau:

A (Sinh): Số lần sinh con đủ tháng (>= 37 tuần)

B (Sớm) Số lần sinh con thiếu tháng (22-37 tuần)

C (Sẩy) Số lần sẩy thai tự nhiên hoặc hút thai (Thai ngoài tử cung, thai trứng ko xếp vào C)

D (Sống/Còn) Số con hiện còn sống 

(Thai lưu xếp theo thời điểm chẩn đoán thai lưu: < 22 0/7: xếp vào C vì sẩy thai là khi thai <22 0/7; 22 0/7-36 6/7: xếp vào B; > 37 0/7: xếp vào A)

- Ví dụ về thai lưu

o Thai lưu 38 tuần, chấm dứt thai kỳ: PARA 1000.

o Thai lưu 21 tuần, hút vào tuần 24: PARA 0010.

- Ví dụ về đa thai: 

o Song thai 35 tuần, mổ lấy thai 2 bé sống: PARA 0102.

o Song thai, 1 thai lưu 28 tuần, mổ lấy 2 thai vào tuần 38, 1 bé sống: PARA 1101

a. Con so: con sinh ra lần thứ nhất 

b. Con rạ: đã từng mang thai ít nhất 1 bé có khả năng sống (từ 22 0/7).

Ví dụ: Sản phụ đã từng mang thai 2 lần, 1 lần sẩy thai tự nhiên ở tuần 15, 1 lần chấm dứt thai kỳ ở tuần 23 => con rạ lần 2.

Câu 4: Phân loại tuổi thai theo WHO 2014

Phân loại theo WHO 2014

- Sinh cực non: < 28 tuần

- Sinh rất non: từ 28 – < 32 tuần

- Sinh non trung bình: từ 32 – 33 6/7 tuần

- Sinh non muộn: từ 34 – 36 6/7 tuần

- Thai gần đủ tháng: từ 37 – 38 6/7 tuần 

- Thai đủ tháng: từ 39 – 41 tuần

(>42 tuần: già tháng)

Câu 5: Thai 

Thủ thuật Leopold mục đích, phương pháp thực hiện, mô tả kết quả: (Giáo trình lý thuyết tr64)

- Mục đích: Xác định ngôi thai, kiểu thế và lọt hay chưa.

- Phương pháp thực hiện

Sản phụ nằm ngửa, hai chân chống để đùi tạo với mặt giường một góc 45o làm các cơ bụng chùng dễ nắn hơn. Tiến hành áp dụng 4 thủ thuật Leopold

o Leopold 1

Nắn cực trên (đáy tử cung) để biết ở đáy từ cung là đầu hay mông thai nhi. Nếu sờ được một khối có chỗ rắn chỗ mềm không tròn ít di động là mông. Nếu sờ được khối rắn chắc, tròn đều, dễ di động có dạng đá cục đó là đầu của thai nhi.

o Leopold 2

Nắn nhẹ nhàng nhưng sâu hai bên bụng, để xác định bên nào là lưng, bên nào là chi của thai nhi. Nếu sờ được một diện phẳng rắn, đều đó là lưng, đối diện với lưng nắn thấy lổn nhổn những khối to nhỏ khác nhau di động dễ có khi nắn mạnh thấy phần thai nhi mất đi rồi hiện lại đó là tay chân của thai nhi

o Leopold 3

Nắn cực dưới để biết có đầu hay mông dựa vào các tính chất như nắn cực trên của tử cung. Nếu không sờ thấy gì ta nói hạ vị rỗng và xác định đó là trường hợp ngôi ngang.

o Leopold 4

Người khám xoay mặt về phía chân của thai phụ.

+ Dùng một bàn tay ấn sâu xuống bờ trên xương vệ, khi ngồi còn cao thì bàn tay người khám ấn xuống dễ dàng

+ Dùng hai bàn tay ấn dọc hai bên cực dưới của tử cung. Khi đầu chưa lọt hai bàn tay có hướng hội tụ vào nhau, khi đầu đã lọt hai bàn tay hướng ra ngoài không thể chạm vào nhau.

Các định nghĩa

- Ngôi (Giáo trình lý thuyết tr61) là phần thai nhi trình diện trước eo trên trong khi có thai hoặc khi chuyển dạ. Bao gồm 2 ngôi cơ bản sau

o Ngôi dọc: trục dọc thai nhi cùng với trục tử cung của người mẹ. Gồm 2 loại ngôi dọc

o Ngôi đầu: Đầu thai nhi trình diện trước eo trên. Tùy theo mức độ cúi của đầu thai nhi chia thành:

o Ngôi chỏm

o Ngôi trán

o Ngôi mặt

o Ngôi mông (ngôi ngược): mông thai nhi trình diện trước eo trên. Được chia thành:

o Ngôi mông đủ (ngôi mông hoàn toàn): khớp háng và gối gấp, mông trình diện.

o Ngôi mông thiếu (ngôi mông không hoàn toàn): kiểu mông, kiểu đầu gối, kiểu chân

o Ngôi ngang: trục dọc của thai nhi vuông góc hoặc bắt chéo với trục tử cung của mẹ

( Ngoài ra còn có ngôi phức hợp)

- Điểm mốc của các ngôi thai là đặc điểm để phân biệt các loại ngôi thai:

o Ngôi chỏm: thóp sau

o Ngôi mặt: mỏm cằm

o Ngôi trán: gốc mũi

o Ngôi ngang: mỏm vai

o Ngôi mông: đỉnh của xương cùng

- Độ cúi

o Độ cúi bình thường của ngôi chỏm trong cuộc chuyển dạ là đầu cúi hoàn toàn, cằm của thai nhi gập sát vào phần trên của ngực để cho phần chẩm trình diện trước.

o Nếu đầu không cúi hết dễ đưa đến tình trạng ngôi trán và cổ ngửa ra sẽ là ngôi mặt

- Thế

o Thế là tương quan giữa phần lưng của thai với bên phải hoặc bên trái của người mẹ (khung chậu người mẹ). Bao gồm thế phải và thế trái

- Kiểu thế (bao gồm kiểu thế lọt & kiểu thế sổ)

o Kiểu thế là mối tương quan giữa điểm mốc của ngôi thai với vị trí trước – sau của khung chậu người mẹ. Chính vì thế, phần trình diện thai có thể nằm phía trước/sau, trái/phải tạo 6 kiểu thế lọt cho một ngôi thai 

Ngôi

Mốc

Thế

Kiểu thế lọt

Kiểu thể sổ

Chỏm

Xương chẩm

Trái

Chẩm trái trước

Chẩm trái ngang

Chẩm trái sau

Chẩm trước

Phải

Chẩm phải trước

Chẩm phải ngang

Chẩm phải sau

Chẩm sau

Mông

Đỉnh xương cùng

Trái

Cùng trái trước

Cùng trái sau

Cùng ngang trái

Phải

Cùng phải trước

Cùng phải sau

Cùng ngang phải

Mặt

Cằm

Trái

Cằm trái trước

Cằm trái ngang

Cằm trái sau

 

 

Cằm trước

Phải

Cằm phải trước

Cằm phải ngang

Cằm phải sau

Cằm sau không sổ được

Trán

Gốc mũi

Trái

Phải

Không có (vì không lọt xuống eo dưới được)

Không có (vì không lọt xuống eo dưới được)

Ngang

Mỏm vai

Trái

Phải

- Tim thai

o Tim thai được nghe rõ ở lưng của thai nhi, tự nó không giúp chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế nhưng giúp hỗ trợ cho kết quả khi nắn bụng

Câu 6: Các khái niệm cơ bản 

1. Chuyển dạ

- Chuyển dạ là quá trình sinh lý có nhiều hiện tượng mà quan trọng nhất là có cơn co tử cung gây nên hiện tượng xóa – mở cổ tử cung và đẩy thai, phần phụ của thai ra khỏi đường sinh dục của mẹ. (Giáo trình lý thuyết tr 81)

- Chẩn đoán chuyển dạ (3/5 tiêu chí, cô QA: 4 tiêu chí đầu)

o 3 cơn/10 phút, 20s/1 cơn gây đau từng cơn do co bóp tử cung tăng dần

o Ra nhớt hồng âm đạo

o Xóa mở cổ tử cung

o Thành lập đầu ối

o Tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn cơ

o Phân biệt chuyển dạ thật & chuyển dạ giả (Giáo trình thực hành trang 25)

 

Chuyển dạ thật

Chuyển dạ giả

Cơn co tử cung

Tiến triển tăng dần theo quá trình chuyển dạ: đều đặn, mỗi lúc một mạnh lên và dài ra và mau hơn.

Cơn co gây đau

Cơn co tử cung thất thường, không đều, không tăng lên rõ rệt về tần số, cường độ.

Cơn co không gây đau

Xóa mở cổ tử cung

CTC biến đổi, mở rộng dần theo quá trình chuyển dạ

CTC hầu như không tiến triển sau thời gian theo dõi

Đầu ối

Đã thành lập

Chưa thành lập

2. Chuyển dạ kéo dài

- Là kéo dài pha tiềm thời, pha hoạt động, giai đoạn II

- Chuyển dạ kéo dài được chẩn đoán

o Chuyển dạ > 18/24 giờ (tùy sách) chưa đẻ.

o Dựa vào biểu đồ chuyển dạ (Sách thầy Tuấn – Friedman 1978)

 

Con so

Con rạ

Kéo dài pha tiềm thời

20h

14h

Kéo dài pha hoạt động

5h

3h

Kéo dài giai đoạn II

3h

1h


o Các yếu tố gây chuyển dạ kéo dài

Kéo dài pha tiềm thời

 

Chuyển dạ giả

Cơn co tử cung yếu

Bất xứng đầu chậu

Ngôi bất thường

Kéo dài pha hoạt động

 

Kiểu thế bất thường

Cơn co tử cung yếu

Bất xứng đầu chậu

Ngôi bất thường

Kéo dài giai đoạn II

 

Mẹ không đủ sức khỏe để rặn. Không biết cách rặn

Cơn co tử cung yếu

Bất xứng đầu chậu

Ngôi bất thường

Kiểu thế bất thường

3. Chuyển dạ ngưng tiến triển

- Chuyển dạ ngưng tiến triển

o Cổ tử cung ngưng tiến triển (ngừng xóa mở): CTC không xóa mở thêm sau 2h

o Ngôi ngừng tiến triển (không xuống) : Không xuống thêm sau 1h

o Cả hai ngừng tiến triển

- Các nguyên nhân chuyển dạ ngưng tiến triển

o Ngôi bất thường

o Bất xứng đầu chậu

o U tiền đạo

4. Chẩn đoán chuyển dạ sanh non

a. Lâm sàng

- Tuổi thai từ hết tuần 22 đến 36 6/7 tuần

- Cơn co tử cung tính chất đều đặn, có 4 cơn co tử cung/20 phút  hoặc 8 cơn co tử cung/60 phút, cơn gò sờ thấy đc và gây đau KÈM VỚI

- Cổ tử cung mở ≥ 2cm hoặc  xóa ≥ 80%

- Có sự thay đổi ở cổ tử cung được nhận định bởi 1 người khám trong nhiều lần khám liên tiếp

- Các dấu hiệu khác như ra nhớt hồng hoặc dịch nhầy ctc, đau thắt lung, đau trằn bụng

b. Cận lâm sàng

- CTG theo dõi cơn gò, tim thai

- Siêu âm: đo chiều dài kênh CTC ngả âm đạo < 25 mm; siêu âm thai-nhau-ối

- fFN > 50 ng/ml (điều kiện thử fFN (ACOG 2001): màng ối còn nguyên, cổ tử cung <3cm, không thực hiện ở tuổi thai <24 tuần hay >34 tuần 6 ngày)

5. Đa ối

- Lâm sàng: dấu hiệu quá tải của sản phụ như khó thở, tim nhanh, BCTC tăng nhanh, sờ nắn bụng có dấu hiệu sóng vỗ, khám âm đạo dấu hiệu cục đá

- Cận lâm sàng: siêu âm

+ AFI 3 tháng giữa >= 22 cm, 3 tháng cuối >=25cm

(Hoặc AFI >25cm theo Phelan)

+ Xoang ối lớn nhất >=8cm

- Nguyên nhân

+ Do mẹ

o Đái tháo đường thai kỳ

o Bất đồng nhóm máu Rhesus

o Loạn dưỡng tăng trương lực cơ

+ Do thai và nhau thai

o Bất thường NST, nhiễm trùng bào thai TORCH

o Thiếu máu thai

o Bất thường hình thái thai: Khuyết tật cấu trúc hệ thống tiêu hoá: tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hoá; Bất thường hệ thống TKTW: não úng thuỷ, vô sọ; hội chứng truyền máu song thai….

o U mạch máu màng đệm, viêm nội mạc tử cung hoặc tổn thương bánh nhau

6. Thiểu ối

- Lâm sàng: BCTC nhỏ hơn tuổi thai,  thai cử động yếu, Leopold sờ rõ các phần của thai

- Cận lâm sàng: 

+ AFI <= 5 cm (Theo Phelan) – Hạn chế: không dùng cho song thai => Dùng Manning chính xác hơn.

+ Một cột bất kỳ <= 2cm là có thiểu ối (Theo Manning)

+ Đối với song thai xoang ối dọc <= 2cm xem là thiểu ối

- Nguyên nhân

+ Do mẹ: bệnh lý ảnh hưởng đến tính thấm của màngói và chức năng của nhau thai gây thai kem phát triển và chức năng tái tạo nước ối:THA, TSG, bệnh lý về gan, thận; thuốc kháng protasglandin

+ Do nhau: nhau bong non, truyền máu song thai, nhồi máu hoặc thuyên tắc nhau

+ Do thai:

o Ối vỡ sớm, ối vỡ non

o Thai quá ngày, thai lưu

o Bất thường NST

o Bất thường bẩm sinh, đặc biệt rối loạn hệ niệu của thai nhi

o Nhiễm trùng thai

7. Nhau tiền đạo

- Nhau tiền đạo là nhau không bám đáy ở tử cung mà một phần hay toàn bộ bánh nhau bám ở vùng đoạn dưới tử cung và cổ tử cung làm cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. (Phác đồ BV Từ Dũ)

- Siêu âm: nhau che lấp một phần/toàn bộ lỗ trong cổ tử cung

- Lâm sàng

o Chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ, ra huyết nhiều lần không kèm đau bụng, tự cầm, đỏ tươi, tự đông.

o Chỉ được chẩn đoán ở 3 tháng cuối thai kỳ

- Gồm 4 loại

o Nhau bám thấp: bám chưa đến lỗ trong CTC

o Nhau bám mép: bám đến bờ lỗ trong CTC

o Nhau tiền đạo bán trung tâm: che kín một phần lỗ trong CTC

o Nhau tiền đạo trung tâm: che kín hoàn toàn lỗ trong CTC

- Xử trí ưu tiên về phía mẹ. 

8. Nhau bong non

- Nhau bong non là tình trạng nhau bám ở vị trí bình thường nhưng bong sớm trước khi sổ thai do bệnh lý hoặc chấn thương. (Phác đồ BV Từ Dũ)

- Chẩn đoán

o Triệu chứng cơ năng

Đột ngột đau bụng dữ dội

Ra huyết âm đạo đen loãng, không đông

o Triệu chứng thực thể

Tử cung co cứng nhiều. Trương lực cơ tử cung tăng, tử cung cứng như gỗ và tử cung tăng chiều cao.

Có thể có thai suy hay mất tim thai.

Có thể có choáng

Có thể có hội chứng tiền sản giật

Khám âm đạo: Ra máu âm đạo lượng ít tới nhiều, đỏ sậm, loãng, không đông, đoạn dưới căng, cổ tử cung chắc, siết chặt ở lỗ trong cổ tử cung, màng ối căng pnước ối có thể có máu.

o Cận lâm sàng

Siêu âm có thể không thấy khối máu tụ sau nhau nhưng cũng không loại trừ.

Rối loạn đông cầm máu do hậu quả nhau bong non

9. Băng huyết sau sanh 

- Băng huyết sau sinh là tình trạng mất ≥ 500ml máu sau sinh đường âm đạo 

hoặc mất ≥ 1000ml máu sau mổ lấy thai

hoặc ảnh hưởng tổng trạng

hoặc HCT giảm > 10% so với trước sinh

(Phác đồ BV Từ Dũ)

- Phân loại

o Nguyên phát < 24h đầu

o Thứ phát <12 tuần (WHO)

- Chẩn đoán

o Dấu hiệu mất máu cấp tính: mệt, vật vã, da xanh niêm nhạt, vã mồ hôi.

o Thay đổi tổng trạng, sinh hiệu: mạch nhanh, huyết áp tụt.

o Tử cung tăng thể tích.

o Ra huyết âm đạo đỏ tươi lượng nhiều – liên tục.

10. Khối cầu an toàn

- Khối cầu an toàn là tình trạng tử cung co rút sau khi sổ nhau tạo thành khối chắc như gỗ > 10cm.

- Lúc này tử cung ở ngay trước rốn (đáy tử cung ở ngang rốn)

- Tồn tại trong 3-4h đầu sau sanh.

11. Nhiễm trùng hậu sản

- Nhiễm trùng xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản. Đây là một trong những tai biến sản khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ. (Giáo trình thực tập tr76)

- Các hình thức

o Nhiễm trùng tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo

o Nhiễm trùng tử cung

Viêm nội mạc tử cung, cổ tử cung

Viêm cơ tử cung

Viêm mô xung quanh tử cung

o Viêm dây chằng rộng và phần phụ

o Viêm phúc mạc tiểu khung

o Viêm phúc mạc toàn thể

o Nhiễm trùng huyết

o Viêm tắc tĩnh mạch

12. Ối phồng

- Thường gặp trong các ngôi thai bình chỉnh chưa tốt, ngôi bất thường, nước ối nhiều.

- Khám thấy giữa ngôi thai và màng ối là một lớp dịch ối dày, có thể phát hiện dễ ngay ngoài cơn go tử cung. 

=> Tránh khám trong cơn co tử cung vì dễ gây vỡ ối. (>3cm)

13. Ối dẹt: 

- Thường gặp trong các trường hợp ngôi thai bình chỉnh tốt. 

- Khám thấy giữa đầu thai nhi và màng ối là một lớp dịch mỏng, chỉ phát hiện rõ trong cơn go tử cung.

14. Màu sắc nước ối

- Màu trắng trong: thai non tháng

- Màu trắng đục: thai đủ tháng

- Màu vàng: suy thai mãn (trường diễn), chậm tăng trưởng trong buồng tử cung

- Màu xanh vỏ đậu (xanh rêu): suy thai cấp

- Màu đỏ tươi: nhau tiền đạo

- Màu đỏ sậm (đỏ nâu/socola): thai chết lưu

- Màu hồng: nhau bong non

15. Ối vỡ non (Premature – Prelabor Rupture of Membranes: PROM)

- Ối vỡ non là ối vỡ khi chưa vào chuyển dạ

16. Ối vỡ sớm 

- Ối vỡ sớm là ối vỡ khi đã vào chuyển dạ trước khi cổ tử cung mở trọn.

17. Thai chết lưu

- Thai chết lưu trong tử cung là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ.

18. Thai to

- Thai to được định nghĩa là trọng lượng thai ≥ 4000g (Ở Châu Âu) và ≥  3500g (Ở Việt Nam)

- Thai to định nghĩa vào ngôi thai và tiền thai:

+ Con so ngôi đầu >=3500g

+ Con so ngôi mông >= 3000g

+ Con rạ ngôi đầu >=4000g

+ Con rạ ngôi mông >= 3500g

- Cần chẩn đoán phân biệt thai to với đa thai, đa ối (do cả 3 trường hợp này bề cao tử cung to

hơn tuổi thai).

- Nguy cơ:

o Chuyển dạ kéo dài hoặc ngưng tiến triển.

o Băng huyết sau sanh do đờ tử cung.

o Sanh ngả âm đạo là kẹt vai.

- Các dấu hiệu nghi ngờ thai to

o Tiền căn sanh con to.

o Tiền căn bị bệnh đái tháo đường.

o Bề cao tử cung > 35 cm.

o Tăng cân trong thai kỳ > 15 kg.

o Thai quá ngày.

19. Thai chậm tăng trưởng trong lòng tử cung

- Thai gọi là chậm tăng trưởng trong lòng tử cung (IUGR) khi cân nặng thai dưới bách phân vị (BPV) thứ 10 theo tuổi thai trên siêu âm (ACOG)

- Chẩn đoán

o Xác định tuổi thai chính xác: kinh cuối và/hoặc siêu âm 3 tháng đầu

o Tiêu chuẩn chẩn đoán IUGR: Chu vi vòng bụng (AC) và/hoặc ước lượng cân nặng thai < bách phân vị thứ 10 theo tuổi thai.

Nếu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo siêu âm, thai phụ sẽ được theo dõi chu vi vòng bụng và trọng lưỡng thai bằng biểu đồ Hardlok

o Siêu âm Doppler

Đánh giá chức năng bánh nhau: Doppler ĐM rốn và ĐM tử cung

Đánh giá tình trạng sức khỏe thai: Doppler ĐM não giữa và ống TM

20. Kháng sinh dự phòng

- KSDP là việc sử dụng một đợt kháng sinh ngắn ngay trước khi phẫu-thủ thuật, và kết thúc trong 24 giờ

21. Kháng sinh điều trị

22. Hội chứng HELLP

Hemolysis (tán huyết): bất thường ở phết máu ngoại biên, Bilirubin toàn phần >1.2mg/dL

Elavated Liver enzyme (tăng men gan): SGOT (AST)>72 UI/L và LDH> 600 UI/L.

Low Platelet (tiểu cầu giảm) <100.000/mm3

- Gồm hai loại:  điển hình và không điển hình

23. Hội chứng hạ huyết áp tư thế nằm ngửa (HC tĩnh mạch chủ dưới)

- Do sản phụ ở tư thế nằm ngửa thì tử cung, thai nhi, nhau thai, dịch màng ối sẽ chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới làm hạn chế máu về tim làm giảm cung lượng tim (khoảng 30% cung lượng tim và thường mất 3-7 phút để biểu hiện triệu chứng)

- Xuất hiện sớm nhất 3 tháng giữa thai kỳ, trầm trọng nhất vào tam cá nguyệt thứ 3

- Các triệu chứng

+ Nhịp tim nhanh (giai đoạn đầu), nhịp tim chậm (giai đoạn muộn)

+ Chóng mặt, ngất xỉu

+ Phù hai chi dưới, buồn nôn

+ Huyết áp tụt, mạch nhanh (mạch chi dưới khó bắt), thở nhanh

+ Xanh tím

(Các triệu chứng này xuất hiện khi sản phụ nằm ngửa và biến mất khi sản phụ nằm nghiêng sang bên trái)

- Điều trị:

+ Đặt bệnh nhân vị trí nằm nghiêng trái hoặc nâng hông phải

+ Thở oxy

+ Điều trị như sốc nếu các dấu hiệu sốc có mặt

+ Giữ ấm

Câu 7: Chống chỉ định sanh ngả âm đạo

Chỉ định mổ lấy thai

 NGOÀI CHUYỂN DẠ

a. Đối với mẹ

- Khung chậu hẹp, khung chậu méo.

- Bệnh lý nội khoa (tim, phổi...) không thể chịu đựng cuộc chuyển đạo

- Khối u tiền đạo: u xơ tử cung đoạn eo, khối u buồng trứng ở túi cùng sau

- Vách ngăn âm đạo.

- Ung thư cổ tử cung, mẹ bị Herpes.

b. Đối với thai

- Ngôi bất thường: ngôi mông (thiếu kiểu chân, thiếu kiểu gối), ngôi thóp trước, ngôi trán, ngôi mặt (cằm sau) , ngôi ngang.

- Song thai: thai 1 ngôi mông hoặc ngôi ngang. Song thai 1 buồng ối.

- Thai to (≥ 3500 g, xem mối liên quan với khung chậu xem có bất xứng đầu chậu hay không?)

- Suy mạn tính

c. Phần phụ của thai

- Vết mổ lấy thai trên tử cung: vết mổ dọc thân tử cung, mổ lấy thai từ 2 lần, nhiễm trùng hậu sản, mổ khâu tử cung vỡ.

- Nhau tiền đạo trung tâm và bán trung tâm.

d. Các yếu tố khác

- Bất xứng đầu chậu.

- Theo yêu cầu người mẹ (do kết cục lần sanh trước qá nặng nề: con chết, rách âm đạo, tầng sinh môn nặng...)

TRONG CHUYỂN DẠ

- Suy thai cấp.

- Sa dây rốn.

- Nghiệm pháp lọt thất bại.

- Chuyển dạ ngưng tiến triển.

- Đau vết mổ lấy thai.

- Dọa vỡ tử cung.


Câu 8: Tiêu chuẩn chẩn đoán

1. Tiền sản giật

Giáo trình sản 2 trang 124

Mức độ nhẹ

- HA ≥ 140/90 mmHg xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ

- Protein niệu ≥ 300mg/24h hoặc ≥1+ ở que thử

Mức độ nặng: 1 trong các dấu hiệu

- HA ≥ 160/110 mmHg xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ

- Protein niệu ≥ 2g/24h hoặc ≥2+ ở que thử

- Đau thượng vị

- Nhức đầu, mờ mắt

- Tiểu cầu < 100 000/mm3

- ALT, AST tăng

- Tán huyết vi thể (LDH tăng)

- Creatinin > 1.2 mg%

Thầy Tuấn giảng ls như phác đồ Từ Dũ

- Có 4 nhóm theo AOCG 2014 

TSG-SG:

+  Huyết áp >= 140/90 mmHg,có protein niệu  TSG

+ Protein niệu 24h mới chính xác nên không cần dựa vào protein niệu lúc chẩn đoán cc nên THA >=140/90 mmHg + có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích như mờ mắt, đau thượng vị, cretinin tăng..  TSG

+ Huyết áp >= 160/110, không cần kq protein niệu và không tổn thương cơ quan đích  TSG có 

dấu hiệu nặng. Hoặc 1 trong các dấu hiệu mức độ nặng như: tiểu cầu < 100000 mm3; creatinin huyết thanh >1,1 mg/dL; men gan tăng gấp đôi bình thường, đau thượng vị hoặc hạ sườn phải; phù phổi; rối loạn não hay thị giác: mờ mắt, nhức đầu, thay đổi tri giác,…

THA mạn: THA trước khi có thai, hoặc trước 20w, kéo dài sau 12w hậu sản

TSG trên nền THA mạn: THA trước 20w, protein niệu (+) trước hoặc sau 20w ( men gan tăng nhiều, giảm tiểu cầu, phù phổi, sung huyết phổi, giảm chức năng thận)  tăng liều điều trị HA

THA thai kỳ: tăng HA sau 20w, protein niệu (-), ko kèm các dấu hiệu khác

Sách thầy Tuấn

2. Suy thai

- Nhịp tim chậm < 120 lần/phút

- Nhịp tim nhanh > 160 lần/phút

- Nhịp tim 120-160 lần/phút, không đều

- Có nhịp giảm muộn hoặc nhịp giảm bất định trên monitoring sản khoa

- Dao động nội tại giảm (nhịp tim thai phẳng) trên monitoring sản khoa

- Có phân su trong nước ối (ngôi chẩm)

Sách thầy Tuấn

a. Suy thai mạn

        CCTC < tuổi thai.

        Giảm cử động thai.

        Nhịp tim thai nhanh/ chậm.

        Thiểu ối (AFI <7cm).

        Nước ối màu vàng.

        SA: BPD, AC, FL dưới đường BPV thứ 10.

              Già hoá nhau thai.

               RI (ĐM rốn) ≥ 0,8.

        CTG: 

               Non ST: Biên độ dao động giảm.

                             Giảm nhịp tăng.

                             Có nhịp giảm.

               ST: có nhịp giảm muộn trong ít nhất 50% số cơn co.


b. Suy thai cấp

        Nhịp tim thai nhanh/ chậm, không đều, nghe nhỏ.

        Có phân su trong nước ối (trừ ngôi ngược khi đã lọt).

        Soi ối: nước ối xanh, Có phân su trong nước ối (trừ ngôi ngược khi đã lọt).

        CTG: 

               Non ST: dao động phẳng (<5 nhịp/min).

               ST: trong cơn co tần số tim thai giảm 1/3 so với ngoài cơn co.

                      Nhịp giảm muộn.

Câu 9: Sàng lọc sơ sinh

1. Năm bệnh chính (Giáo trình thực tập tr 70)

- Thiếu men G6PD 

- Suy giáp bẩm sinh

- Tăng sinh tuyến thượng thận

- Tim bẩm sinh

- Điếc bẩm sinh

(3 bệnh lý đầu sàng lọc bằng lấy máu gót chân)

2. Bệnh thiếu men G6PD

- Bệnh di truyền gen lặn nằm trên NST X (bé trai dễ mắc bệnh hơn bé gái)

- Triệu chứng: vàng da, nước tiểu sậm, đau bụng, gan to, lách to

- Lưu ý các thức ăn/thuốc/chế phẩm có chứa các chất oxy hóa, các chất có khả năng gây tán huyết như thuốc acetaminophen, đậu fava, đậu nành, việt quất, hành, rượu vang, tránh tiếp xúc long não

- Đọc thêm giáo trình thực tập tr 71+72

Câu 10: Thuốc tăng co cơ tử cung. (Chỉ kể 4 loại bất kì trong số dưới + liều dùng + đường dùng:

VD: Oxytocin 10UI (2A) + glucose 5% 500ml TTM )

Tên thuốc

Liều dùng – Đường dùng

Tác dụng

Oxytocin

5 UI (1 ống) TTM VIII- X giọt/phút (Glucose 5% 500ml), sau 30p đánh giá cơn gò tử cung, chưa tốt thì tăng liều V – X g/p

Nếu dung BTTĐ:5UI pha vs 49ml Glu 5%, tốc độ 2,4ml/giờ (4mUI/p), sau 30p đánh giá chưa đạt tăng thêm 2,4 ml/giờ

Đạt cơn go tốt

10 UI (2 ống) TTM C giọt/phút( xả nhanh) sau đó duy trì VX g/phút (Lactate   Ringer 500ml)

Hay 10UI TB

Phòng ngừa băng huyết sau sanh

10 UI (2 ống)/500ml NaCl 0,9% TTM chảy trong 1 giờ trong giai đoạn cấp, sau đó duy trì 10UI/500ml NaCl 0,9% mỗi 8 giờ, liều tối đa 150UI

Điều trị băng huyết sau sanh do đờ tử cung

Methyl - Ergometrine

0.2 mg (1 ống) TB hay tiêm vào tử cung ( không bao giờ TM), tối đa 5 liều

Phòng ngừa & Điều trị băng huyết sau sanh

Misoprostol

200μg ¼ v x 4 Đặt âm đạo

Mềm cổ tử cung

200μg x 2v Đặt âm đạo

Phòng ngừa băng huyết sau sinh

200μg x4 Đặt hậu môn ( lâm sang 3v đhm), liều tối đa 0,8g/24h

Điều trị băng huyết sau sinh

Prostaglandin F2α

250mcg (1 ống) TB, lặp lại 30-90p, tổng liều 2mg

Phòng ngừa & điều trị băng huyết sau sinh

Carbetocin

100mcg TMC, chỉ 1 liều duy nhất

Phòng ngừa băng huyết sau sinh

Câu 11: Khung chậu

1. Phân loại khung chậu

Phân loại theo Caldwell-Moloy

- Khung chậu dạng nữ

o Hình bầu dục ngang, đều đặn

o Đường kính trục giữa ra trước # Đường kính trục giữa ra sau

o Đường kính ngang > Đường kính trước sau một ít

o Hai gai hông không nhọn.

-  Khung chậu dạng nam:

o Hình trái tim, phần sau không tròn mà lại phẳng.

o Đường kính trục giữa ra trước > đường kính trục giữa ra sau rõ rệt.

o Mỏm nhô gồ ra trước, bờ 2 bên nhô.

o Hai gai hông nhọn.

- Khung chậu dẹt: 

o Eo trên hình thận

o Đường kính ngang > Đường kính trước sau rõ rệt

o Xương cùng ngắn và ngửa ra sau

o Hai gai hông không nhọn

- Khung chậu dạng hầu: 

o Eo trên hình bầu dục theo hướng trước sau

o Đường kính ngang < đường kính trước sau (xương cùng dài)

o Xương cùng dài

o Gai hông nhọn.

2. Đường kính mỏm nhô – hậu vệ: 10,5 cm (đường kính hữu dụng eo trên)

3. Khoảng cách giữa hai gai hông (đường kính lưỡng gai hông – eo giữa): 10,5cm 

4. Góc vòm vệ (eo dưới) bình thường > 85 độ (khớp vệ hợp với ngành ngồi)

5. Khoảng cách giữa hai ụ ngồi (đường kính lưỡng ụ ngồi – eo dưới): 10,5cm