Nguồn : Nguyễn Phan Quỳnh Lâm


BƯỚC 1: CÂN BẰNG THỜI GIAN 
    LÂM SÀNG – LÝ THUYẾT

1. Thực trạng
- K42 năm 3 học lâm sàng đan xen lý thuyết nhưng có 2 tháng/học kỳ à. Mà dù là đi lâm sàng 2 tháng sau vẫn còn 2-3 tuần mới tới thi cuối kỳ. Chính vì vậy thời gian học bài của các em nhiều và thường dư dài hơn so với Y4.
- Y4 đi lâm sàng được nghỉ 2 tuần (sinh hoạt công dân và thi học kỳ) =]]] Ý là chẳng có nghỉ miếng nào đâu. Cực lắm. Trong khi đó vẫn phải học lý thuyết đan xen T7 sáng chiều + thực tập chiều + LS chiều 246. Làm quần quật đến thi nên việc học các môn để chuẩn bị thi lý thuyết NẾU không chuẩn bị là ĂN HÀNH.
- Chính vì vậy sắp tới Lion anh cố gắng soạn theo kiểu cô đọng, siêu cô đọng gồm đề thi và TIPs. Hết! Cái này trong group Lion nguyen Y4 anh sẽ hướng dẫn kỹ hơn.
- Vấn đề em cần là cân bằng thời gian. Thông thường lâm sàng Ngoại-Sản và Nội-Nhi thi 4,6,8,9 (tùy môn và tùy thầy cô)
- Thành ra các môn lý thuyết bị mấy môn lâm sàng dập hết.

2. Biện pháp
 Biện pháp đề ra là anh KHUYÊN:
- Từ thứ 2-6 học lâm sàng
- Thứ 7 chuyên học môn lý thuyết (Ví dụ: HHCB, DULS, HSLS,...) các môn giảng đường
- Chủ Nhật: nghỉ ngơi/xui thì trực
Thực tế => Bỏ tới cuối kỳ học. Cách này phụ hợp với mấy bạn học nhanh 1 đêm nhai hết đề hết sách =]] Anh là anh thua đó. Thành ra kết quả năm 4 bị LS là thấy tệ rồi mà lý thuyết bỏ bê nữa cái kéo te tua luôn. Thành ra để điểm đừng quá bị kéo các em phải biết chia sức ra học.

3. Buôn dưa lê chuyện ngoài lề
#Trựcthêm
Anh nói thiệt lâu lâu anh cũng đi trực thêm, học được nhiều và cũng thích. Tuy nhiên anh nhận thấy việc đi thêm chỉ thiết thực khi đã ĐỌC SÁCH rồi, HIỂU rồi thì đi biết mình làm gì, biết thắc mắc mà hỏi. Chứ đi trực mà kiểu vô làm tay sai điều dưỡng chích thuốc hay ngồi cho qua vừa PHÍ THỜI GIAN + KHÔNG ĐƯỢC GÌ.
=> Cố gắng đọc bài và hiểu bài trước khi đi trực để đạt hiệu quả tối ưu.
#Họclệchkhoa
- Năm 1,2 anh hay nói học lệch không nên còn năm 4 thì tùy. Có thể các bạn có định hướng đi Sản, ngoại gì đó sớm thì học lệch. Đối với kinh nghiệm anh vẫn học đều để tới năm 5 rảnh rỗi tha hồ bò theo người mình thích khoa mình thích để học. Chứ năm 4 ngoài Ngoại hơi đỡ đỡ ra thì các khoa kia đều có lịch trực lịch học dày khủng khiếp.
- Anh từng nói anh thuộc dạng trâu bò đấy mà thiệt tình đến cuối Y4 anh bị hụt sức, chia cho mấy khoa khác nhiều quá đến khoa mình thích học hết nổi + combo thi cuối kỳ quật anh te tua.
=> Kinh nghiệm chia sức cho đều!

BƯỚC 2:  KINH NGHIỆM ĐI LÂM SÀNG
              SẢN – NGOẠI – NHI – NỘI

Trước khi vào anh chia sẻ 1 vấn đề cốt lõi của đi lâm sàng.
1) Mục tiêu đi LS của BS, ĐD trong khoa là làm việc, công việc của họ.
2) Mục tiêu đi LS của chúng ta là học hỏi các vấn đề y khoa
=> Hỗ trợ BS, ĐD để được đi học chứ không phải đi LS cho nhiều chỉ làm sai vặt hay chỉ ngồi làm như cái máy cho mệt nhoài người cả ngày để rồi đi về KHÔNG HỌC ĐƯỢC GÌ!?!?! Là thất bại.
Đi lâm sàng vô khoa nào hẳn đọc phần của khoa đó =]] chứ dài đọc nản lắm.

[LÂM SÀNG SẢN KHOA]
Thời gian đi: 9 tuần = 2 tuần Vĩnh Long + 2 tuần BVT + 4 tuần BVPS + 1 tuần thi
1. Sách đọc thêm (1 tủ luôn #_#)
- Giáo trình 2 quyển + giáo trình thực tập là chắc ăn nha. Đọc xong mới đọc tiếp
- Sách Những vấn đề trong sản phụ khoa của thầy Tuấn
- Thực hành sản phụ khoa lâm sàng YTP
- Sản phụ khoa YDS 2 quyển
- Phác đồ điều trị Từ Dũ
- File bài tổng hợp của anh =]] đùa đấy
- Các bạn định hướng mà đi Sản thì phải biết TBL-4 TBL-6 nha (Netter có mà bản cũ, bản mới có thể lên Cây Đa kiếm nhưng nghe nói CT dạy bản cũ)
- Textbook ngoại văn thì nổi tiếng nhất vẫn là William cập nhật 2018 (năm sau không biết có mới không nhưng thầy Điền cập nhật xu thế lắm. Cơ mà...)
- Phôi thai học thấy cũng có nhiều bạn cũng tìm hiểu thêm, cái này tùy nha.
**Nói chung anh không có ý định chuyên khoa Sản học cũng dở èm, có nhiều bạn định hướng Sản của EFGH rồi các bạn học giỏi vô cùng, nhiều bạn thi 9 9.5 này kia luôn mà nhìn mức độ đi trực thêm rồi đọc sách các bạn ấy thì hoảng lắm. Cần gì mấy đứa hỏi thêm.

2. Mẫu bệnh án
Sản không giống như Nội lắm có mẫu bệnh án riêng (bắt buộc theo nha)
o  BA phụ khoa thì khá giống nội
o  Mẫu hậu sản hậu phẫu, mẫu BA chuyển dạ có hết trong file chia sẻ (post Lâm sàng)
o  Liên quan mẫu BA cũng nói luôn đến cuối kỳ BA viết hay dở không quan trọng bằng đúng mẫu hay không. Viết đúng mẫu xong rồi lên vấn đáp thầy cô thấy viết không hay có thể bỏ qua chứ mà viết sai
mẫu (Vd như chẩn đoán mà sai công thức là dễ rớt lắm). Cũng có vài thầy cô rất khó đọc từng câu từng chữ để hỏi nữa.

3. Danh sách cán bộ giảng liên lạc anh có đăng đó

4. Đi lâm sàng từng khu vực
* VĨNH LONG
- Bác sĩ Trang, Bác sĩ Út là hai bác sĩ dạy mình nhiều nhất. Anh toàn bị bác Trang la viết hồ sơ sai =]]]. Phòng khám, siêu âm cứ đi với bác Trang còn đi phòng bệnh và phòng mổ cứ theo bác Út, bác chỉ cho làm và vui tính lắm. Đi Vĩnh Long chị Quỳnh Anh và cô Linh có sang dạy bài (theo cái thời khóa
biểu của BM hằng tuần viết ở bảng thông báo hoặc xin chị Phụng gửi cũng được). Thứ tự bài có trong giáo trình thực tập (nhớ đặt giáo trình này sớm nha đắc lực lắm)
- Đi Vĩnh Long được làm nhiều lắm tranh thủ khám âm đạo, vào phòng mổ xem hoặc phụ dụng cụ, khâu da v...v... Coi nạo hút thai, phụ sao thuốc, phòng khám v...v... Cách cắt chỉ khâu, làm PAP phết cổ tử cung, khám mỏ vịt v...v... như hồi học HLKN ấy. Các chị hộ sinh phòng sanh tương đối dễ thương, có chị cũng khó nhưng mà ráng phụ là được hà.
- Dạy thêm của BSBV có bác Út, bác Thoa, bác trưởng khoa cũng dạy nhiều. Phòng SV nhỏ có giường ngủ, ngủ phòng sanh thì có máy lạnh. Trực với bác Phương nhớ chia tua trực, lâu lâu có sanh hay mổ đêm cấp cứu thì phải có người nhen, nói chứ anh Phương cũng dễ thương lắm. Các bác ký sổ nhiệt
tình (Sản có sổ tay nhớ đưa ký nha :D sau này về bị soát dữ lắm).
- Vĩnh Long cũng khá nhiều thời gian trống, tranh thủ đọc thêm sách. Ăn kem trước cổng (ủng hộ ông già hay bán buổi trưa – coi thêm trong bước 3)

* BỆNH VIỆN TRƯỜNG
- Cô Linh và thầy Điền sẽ dạy bên giảng đường chủ yếu. Các bạn nhớ hỏi kỹ lịch (thầy cô rất khó nhưng lại vô cùng tâm huyết, ngày đầu qua cô Linh sẽ sinh hoạt). Nhớ làm sẵn bệnh án từ tuần đầu đi, báo trước và nộp trước cho thầy cô 1 bản GỐC (viết tay) để thầy cô xem nữa. Không là bị la dữ lắm đó.
- Các anh chị nội trú dễ thương, dạy lúc đi khám lâm sàng nhiều. Thầy Tuấn chị Phụng cũng hay qua mổ lắm, tới tua trực của thầy cô BẮT BUỘC phải có người xuống phòng mổ (bất kể thời gian), thầy cô lên phòng mổ cũng thích chia sẻ nhiều mà học dưới phòng mổ cũng nhiều lắm, xem mổ bắt con và chuẩn bị dụng cụ.
- Học thường sẽ ở bên trường, cái này thầy cô không yêu cầu nhưng mà anh dặn trước nha mỗi nhóm bỏ quỹ mua 1 chai nước suối, thiệt sự thầy cô dạy tâm huyết lắm. Học không xong cũng thấy có lỗi vô cùng.
- Dưới phòng khám thầy Điền dạy về chỉ số siêu âm v...v... anh có bài tổng hợp rồi nhưng mà đến đó thầy sẽ dạy lại nữa.
- Trực đừng có trốn về, cấm thi 1 băng rồi. Phòng có hơi chật nhưng cố gắng (máy lạnh mát mẻ luôn mà, phòng hành chính còn không có @_@ nghe đâu là có thầy nào đó quên tên ùi thương SV nên cố ý để phòng đó cho SV, sáng đi khám đừng có chui vô đó ngồi nhen, cũng đừng ngồi hành lang cô Linh la
đó). Trực tối ngủ chật qua phòng sơ sinh kế bên cũng có máy lạnh :v tha hồ luôn ấy.
- Làm giao ban cho thầy cô kỹ kỹ 1 chút, bí gì hôm sau hỏi thầy Điền thầy hay hỏi ai có thắc mắc gì ca trực hôm trước á, hỏi phụ khoa thầy cũng giảng luôn hihi. Thầy Điền ký sổ 2 tuần cuối thầy vô cùng nguyên tắc + đúng giờ. Thầy dặn 7h là 7h kém 5 thầy có mặt và hỏi sổ đâu đó, không có thầy không ký là tèo luôn. Bên BVT có cô Linh và thầy Điền ký hà nên tranh thủ nhen. Nếu có trễ xin thầy cô đưa BS trực cột 1 ký được hông nhen.

* BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
- Bên này thì nhiều thầy cô BS dạy lắm luôn. Cứ theo lịch trên bảng mà mần thôi. Bên BVPS buổi chiều đa số được tự học =]]]. Có 2 hội trường học gần cantin. Mà qua ABCD thì nghe nói chuyển sang tự học ở thư viện rồi?? Tính ra chiều cũng được ngồi đọc bài, không gắt như nội - nhi nên cũng ổn.
- BVPS khác mấy BV kia kiểu như ở Vĩnh Long hay BVT thì Sản là 1 khoa nên phòng sanh, phòng mổ, phòng khám các thứ gần gần nhau còn BV sản thì là cả 1 khu khác nhau. Phụ, Hậu sản, hậu phẫu, phòng sanh, phòng khám cách chia nhóm để đi thế nào thì chị Phụng sẽ sinh hoạt cho, nhớ làm Danh
sách đầy đủ.
- Về trực gác thì các bạn tự hỏi thêm nha, chắc ai cũng biết khoa nào sao rồi =]] Anh nhấn mạnh thêm lời anh Y6 nói có 2 vẻ mặt điển hình của Sản khoa 
o Vẻ mặt phòng sanh
o Vẻ mặt phòng cấp cứu
Nói thế thôi =]] hihi các chị phòng sanh tùy người cũng nghiêm lắm, không học là phải có mặt trực ngay để điểm danh nhen.
- Trực xong là sáng hôm sau giao ban, giao ban tùy người nhưng nghe nói thầy Tuấn và cô Đào là căng lắm. Thầy cô yêu cầu nắm bệnh thật thật kỹ kỹ trên cả mức làm BA trình nữa đặc biệt khoa sanh, cố gắng nha. Thường mà có 1 case Thuyên tắc hay case nào hay là thầy cô lên bình liền, thích lắm.
Anh chị nội trú dễ thương chịu dạy. Thường đi gặp nhiều Y6 cứ bám theo anh chị dạy thêm, thường các môn Ngoại sản các bạn có anh chị, thầy cô bám theo để xem và xin làm oke hơn.
- Bên BVPS các bạn dễ ngồi cantin lắm, không chịu khó theo BS là đi 4 tuần hổng biết gì đâu, có đi làm thầy cô mới chịu dạy. Kinh nghiệm là đi sớm 7h (tại BVPS có khóa cửa lúc khám) 
- Anh Bảo chị Quyên dễ thương lâu lâu có lên bình bệnh án cho, có gì hỏi anh chị kinh nghiệm thi cử luôn nhen. Đi qua khoa nào nhớ ký sổ khoa đó, cũng căng lắm đó.
- Vô chi tiết từng khoa còn nhiều điều thú vị và hay lắm nhưng mà nói ra hết hay =]] Mọi người tự khám phá nha. Ví dụ như “Đo huyết áp toàn khoa”,
“Chị lạy em” v...v... haha.

5. Thi cử thì sao?
Anh có các bài post tổng hợp câu hỏi thi, điểm thi thì các bạn hỏi thêm bạn bè mình nha. Bệnh án thì 4-5 người làm chung, bốc khoa thi lên hỏi bệnh, được hẹn 1 ngày vào làm BA 1h30 xong nộp. Sau đó chia vào các bàn thi tùy. Thi 2 người (thường là 1 thầy cô + 1 BSBV) có trạm anh Bảo chị Quyên chị Ngân v...v... Thi vấn đáp nên các bạn học bài kỹ, học liên quan bệnh án và những cái không liên
quan cũng bị hỏi (coi bài tổng hợp). 2 người hỏi lấy luôn 2 cột sản 1 và sản 2 nên tính ra nhẹ hơn nội hay ngoại.

6. Tóm lại
Tóm lại về sản khoa sau khi đi qua thì một điều chắc ăn là thầy cô quá trời tâm huyết, tất cả thầy cô luôn, thật đấy. BSBV dạy thêm cũng vô cùng tâm huyết, chuẩn bị bài rồi đặt câu hỏi v...v... nên các bạn nào sẵn có ý định theo Sản thì cố gắng ngay từ đầu nha.
Bên cạnh đó thì BM Sản cũng rất nghiêm khắc, nếu mà mình ham học là thầy cô tạo điều kiện hết sức luôn, còn mà lười hay vi phạm nội quy này nọ là cũng bị tới bến luôn đấy. Chưa kể K41 còn mới để phốt lại nữa nên =]]] nói thế thôi thầy cô hiền lắm.
^_^ Nhìn chung học thì cực nhưng tới thi không có khó lắm như Nội nhi nên yên tâm đừng lo lắng, học hết sức lúc đi LS đảm bảo tới thi thoải mái lắm luôn.

[LÂM SÀNG NGOẠI KHOA]
- Thời gian: Vĩnh Long 2 tuần (Gồm ngoại chấn thương 1 tuần, tổng quát 1 tuần)
- Ngoại nhi 1 tuần, lồng ngực 1 tuần. 2 tuần chấn thương và 2 tuần tổng quát ở Cần Thơ nữa.
- 9 tuần tùy vào đi tua BVT-ĐKTƯ hay ĐKTP mà cách xoay khác nhau (Cái này hỏi thầy cô nha hoặc có thể xin đổi lịch xoay gì đó các lớp trưởng tìm hiểu thêm).
- Anh chỉ đi bên ĐKTP hà nên chỉ chia sẻ được 1 bên thôi.
- Ngoại khoa cũng có có mẫu BA (Link tổng hợp có luôn).

1. Sách tham khảo
Sách tham khảo anh có để trong bài post tổng hợp. Nhìn chung là rất nhiều, nhưng ngoại đọc sách tiếng Việt hết đi, còn ngoại văn muốn đọc thì chắc để qua Y4 cho các bạn định hướng thì hay hơn.

2. Lâm sàng từng trại

*VĨNH LONG
- Khoa chấn thương
Có anh Lê Thái An (facebook luôn đó) hay dạy mình ở phòng giao ban nhiều nhất. Chú ý có anh Đạt (tự hỏi bạn bè thêm nha =]]). Anh đi trực thấy bác phó khoa rất là giỏi luôn @_@ Tại khoa chấn thương chung với khoa ngoại thần kinh nên các bác sĩ xử trí nhìn thích lắm. Trực đêm có tour bị điểm danh (hỏi bạn bè nha)
Đa phần được cho làm nhiều, khám nhiều nên cứ xông vào viết hồ sơ, khám bệnh phòng sao thuốc viết diễn tiến v...v... rồi trực xin khâu vết thương (bên này chém lộn ghê lắm, có hôm giang hồ còn dí nhau trong BV), lên phòng mổ, xem bó bột cắt bột, nắn trật khớp vai.
- Khoa tổng quát
Nhìn chung là anh cũng thấy hơi bị chán @_@ Bác sĩ cũng có nhiều người dạy lắm nhưng trong bệnh phòng hà, BN rất là đông bu SV thêm nghe giảng muốn xỉu ==”
Được cái là các thầy cô bên ngoại hay sang dạy đợt mình có anh Huy (anh Huy hồi xưa ở BVT á) dễ thương vô cùng. Anh Vũ cũng qua 1 lần. Anh Huy hay hỏi giao ban và dạy chủ yếu về tổng quát. Anh Vũ cũng vậy. Thời gian trống của Vĩnh Long đi ngoại nhiều lắm, tranh thủ đọc sách và trực thêm. Thấy nữ hoàng tiktok trực thêm được ngủ phòng máy lạnh BS thích lắm kìa :v Nữ thôi.

* KHOA NGOẠI NHI
- Chèn ơi khoa này anh bác sĩ nào cũng dễ thương hết @_@ Thật luôn ấy, đẹp trai và dễ thương. Anh Hoàng nè, anh Huy nè, anh Duy nữa v...v...
- Ngoại nhi có quyển sổ tay nhỏ nhỏ mua ở Ngọc Quyên 7k hay gì đó cũng nên mua nha.
- Ngày nào cũng được dạy. Qua ngoại nhi nhìn dễ vậy chứ đừng ngồi phòng SV, có dán nội quy đó, cứ lon ton đi khám bệnh phòng, chán thì xuống cấp cứu, phòng mổ, phòng khám đủ chỗ để đi luôn. Tới cỡ 9h thì lên phòng giao ban học thôi, lịch học ở phòng SV. Ngày đầu có anh Hoàng dặn dò. Mà anh Hoàng dạy kỹ lắm, chú ý từng chữ, nên ghi âm. Bài tổng hợp anh có, bài giảng do anh Hoàng viết cũng có hết rồi yên tâm, post tổng hợp nhen. Anh Huy dạy hẹp bao quy đầu cũng nhớ ghi chú này nọ kỹ. 
- Anh Hoàng có bán sách 185k hay nhiêu á quên rồi 1 quyển dày cực (đáng đồng tiền lắm) nhưng mà dành cho các bạn đi chuyên về ngoại nhi nha, còn các bạn mà không đi chuyên thì học bài của a Hoàng dạy dư xăng luôn, thêm bài tổng hợp, bài giảng và trắc nghiệm nữa là vô tư. (Mà quyển lâm sàng ngoại nhi đó sách YTP, có bản A5 thấy bán 65k nữa, nên giới thiệu cho các em thích thì mua)
Anh thi giữa kỳ ngoại nhi, cuối kỳ ngoại nhi luôn =]] nên chia sẻ luôn là giữa kỳ anh cho đề điền khuyết (có chụp đề lại luôn, có giải đề luôn), cuối kỳ làm BA 1h30 bốc thăm rồi vấn đáp (cũng có tổng hợp luôn). Có 3 người hỏi anh Hoàng, anh Huy và BSBV: BS Quỳnh. Nghe nói anh Huy chấm cao lắm (đừng bỏ thi về sớm là được). Nội dung thi có bài post luôn.
- Ngoại nhi trực với anh Hoàng anh mổ xong mới được về, nhiều khi có case hay 2h sáng anh Hoàng kêu lên anh dạy á, anh dễ thương lắm.

* KHOA NGOẠI LỒNG NGỰC ĐKTP
- Khoa này do thầy Khoát dạy là chính, ngày nào cũng được dạy (trừ ngày cuối có BSBV dạy bướu giáp). Bài giảng tổng hợp anh có đăng đó, cuối kỳ ôn giúp đỡ nhiều á.
- Trực thì thoải mái. Các anh BS trẻ dễ thương chịu dạy, có mấy case mà báo B20 kiểu gì cũng lôi SV đi =]]]
- Thầy Khoát kiểu như phải đúng ý thầy nên các bạn cứ dựa bài soạn của đi trước và hỏi thêm bạn bè biết thêm, khoa này cũng nhẹ nhàng thấy cũng ổn. Có cái phòngSV nóng và không có chỗ ngủ. Chỗ ngủ ở đâu thì hỏi bạn bè đi trước nha =]]]

* KHOA NGOẠI TỔNG QUÁT ĐKTP
- Khoa ngày nào cũng được dạy, nhiều thầy cô tha hồ luôn. Thầy Hùng, anh Vũ, v...v... nói chung nhiều lắm, ngày nào cũng có giao ban, bình bệnh án, dạy khám thêm, v...v... cũng tranh thủ xuống phòng mổ, cấp cứu. PM hơi khó vào đó, còn cấp cứu thì thoải mái cứ xuống dưới học cũng kha khá đó.
- Thầy cô hay la nhưng không có nhớ :v thiệt đấy nên cứ chai mặt ra đi theo hà. Anh Vũ sáng nào cũng phải ôm BA theo anh khám và trình cho anh, viết BA phụ anh tha hồ hỏi bài. Anh Phúc thì nổi tiếng, các bạn cứ kết bạn fb hỏi bài nè, anh có học nhiều kỹ thuật mới về nội soi đại trực tràng hay lắm cứ canh phòng khám theo nhen, thầy Hiếu Nhân thầy Chí Nhân v...v...
- Sáng nào thầy Hùng cũng đi bệnh phòng hơi trễ 1 chút nhưng thầy dạy nhiều và “đồng ý không? Đồng ý không” (tới đó hiểu hà). Bởi vậy cứ nắm bệnh mình, xong bay qua phòng anh Vũ nghe giảng ké, xong bay về phòng thầy Hùng. Ngoại các thầy cô hay thả vì muốn mình tự học, các bạn đọc sách rồi học thôi ‘_’không biết nói gì thêm. Anh Vũ có file VRT mới tui có để trong bài post tổng hợp.

* KHOA NGOẠI CHẤN THƯƠNG ĐKTP
- Anh Giàu là người tiếp quản. Nhóm trưởng nhớ liên hệ anh trước =]] anh dạy Y3 riêng Y4 riêng mà cứ chui vào nghe ké đi cũng hay lắm. Anh Sơn qua điểm danh đột tử =]] 5 phút cũng không được chuồn nhen. Ngoại chấn thương thì thoải mái, nhiều BS vui tính. Anh Giàu dạy cũng có tổng hợp nữa các em có thể tham khảo nha.
- Ngoại chấn thương ĐKTP chiều mà bình BA dễ qua BVT gặp thầy Hoan, thi giữa kỳ gặp thầy Hoan kinh dị lắm. Vấn đáp nhanh, có tổng hợp câu trả lời theo ý thầy rồi các bạn có thể theo nha. Nói chứ thầy Hoan, thầy Sơn giỏi lắm @_@ Giáo trình thì buộc fai nắm hết rồi nhưng kinh nghiệm LS của thầy thì dã man lắm luôn, nên thành ra nhóm trước cố gắng theo nhóm sau học.
- Nếu thi giữa kỳ với thầy Sơn sẽ làm giấy, anh Giàu cũng vậy.
- Cuối kỳ anh không có thi nên các bạn hỏi thêm và xem bài post tổng hợp nhen. Bộ môn có 1 group CTCH: Lâm sàng CTCH các bạn tham gia sớm nhen, tài liệu thông tin hay case LS mọi người hay post lên đây.
- Bên phía BV ĐKTƯ thì anh không rõ nên các em hỏi thêm anh chị khác nhen.Nhìn chung cũng gắt nhưng nói về ngoại thì thoải mái hơn so với nội nhi rồi.

[LÂM SÀNG NHI KHOA]
9 tuần = 1 tuần tim mạch + 1 tuần thận niệu + 1 tuần sơ sinh +1 tuần cấp cứu dinh
dưỡng + 1 tuần tiêu hóa + 1 tuần hô hấp + 2 tuần Vĩnh Long + 1 tuần thi
Xoay vòng thì giống vậy (nào đến mấy đứa hỏi lại xem) nhưng 2 tuần Vĩnh Long thì bốc thăm tùy nhóm thả vào lúc nào thôi. Nhìn chung mấy nhóm mà đi tiêu hóa hô hấp 2 tuần cuối là coi chừng, khổ lắm. Tại 2 khoa đó khó lắm. Vấn đề là anh cũng bị dở Nhi lắm nên chia sẻ “thiết thực” để thi cho tốt nhen.

1. Thi giữa kỳ
Đề thi là tình huống, tim mạch thận sơ sinh mệnh danh là đề cũ cứu bồ. 3 khoa kia là đổi đề đặc biệt là có đề trộn khoa tiêu hóa – dinh dưỡng cực kỳ dài. Nhìn chung dài nhưng nếu gom đề cũ ra giải riết cũng có thể tạm ứng biến được.
Đề cũ thì anh giải, đáp án anh có mà hông có up được vì không chắc đúng, chỉ là học nhóm thôi các em nên ngồi tự làm lại với nhau.
Đến cuối kỳ thì tim mạch thận thì đề cũ như giữa kỳ, khác là phải làm 2 tình huống cho nhi 2. Còn nhi 1 thì vấn đáp.

2. Thi cuối kỳ
- Trời ơi ác mộng @@ sơ sinh, hô hấp, tiêu hóa chỉ có 3 khoa này thôi. Bốc thăm để chọn khoa thi (nhìn lầu là biết thi khoa gì rồi). Mà bộ môn có cái ngộ là không trộn thăm nên đợt nào cũng auto 1 dãy là sơ sinh, 1 dãy là tiêu hóa, 1 dãy hô hấp. Mà sơ sinh là khó nhất thành ra ai cũng ngán hết. Bởi vậy chọn chỗ ngồi để lấy thăm cũng là ăn ở.
- Học nhi leo 8 lầu hoài đi cho quen, cầu thang cũng lài lài không tới nỗi nhưng mà tới thi đâu có chờ được thang máy !!! Có thăm cắm đầu chạy rần rần đi kiếm bệnh nhân. Mà BV Nhi bị cái BN hay về lắm @@ kiếm không ra cái hoảng, nhưng đừng lo BM biết và có phương án (đến sáng ngày thi thầy cô sẽ phổ biến là hiểu đừng lo lắng qúa).
- Tất cả thầy cô sẽ được chia đều, thành ra ví dụ như cô làm khoa tiêu hóa nhưng
vẫn có thể hỏi hô hấp hay sơ sinh.
=> Đọc sách hay học giỏi biết nhiêu luôn nhưng khổ nỗi là MỖI Ý thầy cô khác nhau là khác nhau!!!
=> Đúng ý thì sống, sai ý thì tèo. Đơn giản vậy à. Từ đây anh mới ghi cho kinh nghiệm đây.

3. Kinh nghiệm đi lâm sàng
Thay vì như mấy khoa kia là sách tham khảo, rồi cách đi sao hiệu quả v...v... thì nhi đặc biệt lạ haha. Cụ thể như sau

[1] Ưu tiên hàng đầu đi nghe bình bệnh án.
Cứ có bình bệnh án BẤT KỂ đối tượng (y4-y6-liên thông- chuyên khoa) là đi hết. BẤT KỂ SÁNG CHIỀU hay vô ngày T3 T5 (cử người trong nhóm chia nhau đi). Đi để ghi lại Ý THẦY CÔ. Năm ý rồi học thuộc cho kỹ, mai mốt mà vô thi trúng thầy cô đó nói đúng ý là được. Ví dụ vô trật khoa thầy cô đó thì cũng biết sơ sơ ý thầy cô mà nói để được vớt vát qua.

[2] Đi lâm sàng phụ bác sĩ khám nhưng đừng quên LÀM BỆNH ÁN
- Bên khoa nhi là rất chuộng phân tích nát bấy từng chữ nên làm không cẩn thận là tiêu. Bị cái BM nhi có mẫu bệnh án không giống nội sản ngoại mà có mẫu riêng!!!
Chưa kể từng thầy cô lại có kiểu TÓM TẮT BỆNH ÁN khác nhau !?!?! nên cực kỳ lưu ý đặc biệt là SƠ SINH ấy.
- Chính vì vậy thầy Khoa hay nói đi trực thêm Nhi chủ yếu hỏi bệnh làm bệnh án, làm thiệt nhiều vào để thuộc mẫu. Bộ môn coi thi là gắt kinh khủng không quay không làm gì được hết đâu tự lực cánh sinh, đừng để tới lúc nó ngồi mếu nhen.

[3] Đi khoa nào làm tình huống khoa đó
- Dồn 1 cục cuối kỳ giải không kịp là chắc chắn. Giải là phải có đồng bọn chung hội, đặc biệt mấy buổi chiều nghỉ ngơi trống không có lịch hay ai bình bệnh án thì ngồi làm tình huống, tìm ra cách giải tối ưu nhất và được lòng các thầy cô nhất!!!
- Cả 3 ý trên đều là CỰC QUAN TRỌNG không được quên nha!
- Học nhi như bệnh ung thư, diễn tiến âm thầm. Vì tuần 8 tới cuối thi GK, tuần 9 thi cuối kỳ nhiều bạn đợi tới tuần 4 hay thậm chí tuần 7 mới học. Thưa luôn không bao giờ kịp, mà học tuần 1 luôn chưa chắc nhớ nhưng thà có học rồi hên hên còn vớt vát.
- Các khoa nào thi vấn đáp thì ngoài tình huống thì đi nghe bệnh án học cho sâu cho rộng vô @@ bị hỏi nát bấy luôn.
- Các khoa nào không thi vấn đáp thì đi nghe bình bệnh án biết ý thầy cô rồi giải tình huống theo giống ý, đừng có dồn tâm huyết mà học sâu học rộng @@ dồn sức khoa khác.
- Thậm chí các bạn mà đi định hướng nhi luôn cũng nên làm vậy đã, điểm cao đủ thi nội trú gì đó, điểm cao có động lực đi rồi tha hồ mà học sâu rộng nhen.
-Anh có 1 số file về ý thầy cô mà anh chị tổng hợp (có up đó) nhưng mà không đủ, vẫn thiếu thầy cô nên các em ghi chú thêm. Đặc biệt quan trọng sau này Y6 xài lại nữa nên tích cực giúp đỡ nhau.
Hù dọa vậy chứ thật ra là nhi thì điểm rất là khó, nhưng có BSBV và anh bụt sẽ cho dễ =]] hãy tìm hiểu anh bụt là ai nhé. Bởi vậy ăn ở tốt thì bụt “độ”, không thì...

4. Học thêm
- Anh Thi có dạy thêm AVCN bệnh lý chủ yếu là nhi khoa nè ai muốn có thể đi học thêm từ bây giờ thì may ra kịp. Ít ra cũng đỡ được một chút, anh share mấy tips thi cử này nọ. Anh cũng có tâm và bình dân lắm nên được thì đi thử xem.
- Thầy Diến chuyên dạy các bạn định hướng nhi vào tối t7 hằng tuần trên khoa hô hấp mà lầu 9 ấy. Lên học hỏi thêm.

5. Đi buổi chiều & trực gác
Trực nhi đầu giờ trễ xíu xiu được nhưng mà giữa đêm là ghê vô cùng. Chẳng hạn có nhóm bị cấm thi vì trực lầu 4 mà đi ngủ hết, trốn trực, v...v...
Trực như bình thường, quan trọng có chỗ ngả lưng và phải chia tour nha. Có vài chỗ ngủ đây
- Lầu 2: các phòng học. Hên xui có thể có máy lạnh mát mẻ nhưng dạo này bị la rồi
- Lầu 4: anh nghe nói mấy ac liên thông còn bẻ khóa kiểu gì đó chui vô được chứ bình thường ở đó đóng cửa.
- Lầu 9: phòng SV nho nhỏ có quạt cũng ổn lắm 
- Các lầu khác nhắm ngủ được thì ngủ nhưng xuống lầu 2 là ổn nhất đó.
Đi buổi chiều anh Thi lâu lâu vô điểm danh ghê lắm =]]] Mà anh dễ thương xin anh dạy là anh dạy liền hà, quan trọng chịu học chút.
Nói chung BM nhi căng lắm. Lúc học thấy nhẹ nhàng, trực gác rất gắt gao và thi cũng vậy.
Bởi anh nói đi LS nhi có đi khám đi trình bệnh cho BSBV thì được nhưng vẫn ưu
tiên 3 mục trên anh nói để mà sống sót, không nỗ lực là bị quật tan nát thật đấy!!!

6. Tài liệu tham khảo
- Nói chung Nhi anh chỉ biết vài quyển thôi. Về sách Việt thì anh sẽ share PR chung với chị Trân sau. Thánh kinh là Nelson. File sẽ up trong Lion Nguyen Y4.
- Ngoài ra thầy cô lúc dạy cũng có giới thiệu thêm sách, nếu có nên xin thầy cô photo thêm để học.
- Bảng cân nặng – chiều cao – tuổi mà theo WHO ra Ngọc Quyên mua mà bản màu đi (đừng tiếc tiền) nhỏ nhỏ dễ xài. Đến thi liên thông mấy anh chị nói vùng nào màu gì nữa, mà in trắng đen đâu có biết ?!?!?

7. Trải lòng
- Được cái đi nhi thấy mấy nhỏ dễ thương ngoan lắm, kiểu gì cũng có lúc mệt mỏi ngồi hành lang đọc sách tụi nó chạy ra chơi chung cũng vui.
- Mấy đứa có kết bạn với anh coi nhật ký bệnh viện của anh là thầy đầy hình nít đó, mà nhiều cái anh chưa up nữa. Lâu lâu lưu vài thứ làm kỷ niệm, lấy niềm vui trong BV để mà học. Tìm thêm anh chị định hướng nhi mà học.
- Cố lên nha nhi là khó nhất rồi =]] Chaiyooo

[LÂM SÀNG NỘI KHOA]
9 tuần = 2 tuần vĩnh long + 2 tuần tiêu hóa + hô hấp + thận tiết niệu + 2 tuần tim mạch
Cách xoay tua chắc phải hỏi lại BM nhen, ĐKTƯ và ĐKTP nữa. Anh chỉ đi ĐKTƯ thôi các em có thể xin kinh nghiệm anh chị khác bên ĐKTP (nhưng tới thi là trộn BV luôn nên bên này phải học cả bên kia).

1. Thi giữa kỳ
Tuần 4 thi nội 1, tuần 6 thi nội 2. Tùy vào cái khoa mà mình đã đi rồi mà mình sẽ thi vô cái khoa đó (anh nói đơn giản vậy thôi đến đó là hiểu). Nhìn chung bọn nó giành giật dữ lắm tại vì thầy S, thầy T cho đề cũ, hỏi nhiều câu cũ (có bộ câu hỏi anh có up đó) luôn cơ nên khoái lắm. Tranh giành dữ thần =]]]
Anh có bài tổng hợp hết các thầy cô và thi GK luôn trên GH41 (có trong Lion Nguyen Y4 dẫn link) nên đừng lo lắng quá.

2. Thi cuối kỳ
Tùy vào bốc thăm bàn, bốc thăm bị rối tí nhe.

Nội 1: Lớp chia 4 (thường là 4 nhóm LS luôn). Mỗi nhóm sẽ là 1 bàn gồm có 2 thầy cô (ví dụ thầy Sơn cô Vân) thì nghe kinh nghiệm cả nhóm tự chia nhau trước là nửa nhóm nào thi tim mạch, nửa nhóm nào thi hô hấp cho chuẩn bị kỹ. Tuy nhiên, có bàn sẽ có cả 2 tim mạch luôn nên có 6/8 tim mạch, 2/8 hô hấp thôi. Đến năm các em không rõ sẽ thay đổi thế nào. Và vụ chia trước đã có tiền sử bị thầy cô bắt bốc thăm lại ngay sáng ngày thi, nên làm gì cũng im lặng nhỏ nhỏ nha.

Nội 2: Lớp chia 3 (thường khó chia nên lấy danh sách chia cho công bằng) Cũng y chang như trên nhưng thông thường là 3 tiêu hóa - 3 thận niệu. Mà thi vào thận niệu gặp thầy NN khiếp lắm (nghe bảo thế), tiêu hóa thì nhẹ nhàng hơn. Cho nên cũng ăn ở lắm. Bởi vậy xác suất thi GK, CK trúng 4 khoa là có hết luôn, nên đi khoa nào học khoa đó đàng hoàng chứ không có dồn cuối được.

- Đi lâm sàng nhớ làm bệnh án nhiều nhiều (như nhi thôi). Cuối kỳ nhiều đứa làm không kịp BA mà không kịp là dễ rớt cực kỳ. Thà đủ mà thiếu ý vẫn hay hơn (nhớ nhen) bởi chọn ngay bệnh nhân diễn tiến 1 tháng là thấy… dã man rồi!
- Nội cũng hơi na ná Nhi ở chỗ là ý thầy cô. Nhiều khi đem thầy cô này qua thầy cô kia là không được như thầy Sơn có quan điểm khác, thầy An cô Diễm khác (trong file anh Lương Lê Minh cũng có ghi đó). Đồng thời còn nữa =]]] nghiên cứu dần đi nhen. Cho nên, tốt nhất là bất kỳ đối tượng nào có bệnh án thì đi nghe bình ké đi, nội bình BA không nhiều như nhi đâu nên các em phải CỰC KỲ ĐOÀN KẾT.
- Ngoài chia nhau đi nghe bệnh án thì học được gì phải tổng hợp lại. Ví dụ tuần 1,2 tim mạch thầy cô dạy rất hăng nhưng tới tuần 7,8 thầy cô bận hoặc không dạy nữa là thiệt thòi vô cùng trong khi xác suất vô tim mạch 6/8 lận đó. Chưa kể BV này khác BV kia lại phải hỗ trợ nhau sống. Ví dụ như anh có Góc học tập GH41 thì các em cũng ghép các GHT đi chung lâm sàng với nhau lại.

3. Sách tham khảo
 NỘI thì muôn vàn luôn. Đã vậy cập nhật lia lịa!!! Thấy đi hội nghị hoài luôn ấy, đã vậy đang mùa hội nghị nữa nè. Hỏi Lương Viết Tài, trùm hội nghị. Sách tham khảo tiếng Việt cơ bản là:
- Bệnh học và điều trị Châu Ngọc Hoa (YDS)
- Bệnh học YHN x 2 tập
- Lý thuyết nội khoa
Nội có thánh kinh riêng từng khoa. Chẳng hạn:
- Tiêu hóa: Yamada, Sleisenger
- Hô hấp: Fishman
Dạng vậy đó, anh có link share chi tiết trong Lion Nguyen Y4 luôn. Đồng thời anh thấy trong Tài liệu y khoa ChangChang giới thiệu cũng có các em có thể tham khảo mua. Trong đó có cả nùi sách của rất nhiều khoa nữa =]] nên rất đáng tham khảo xem có mua không nhen.
Tìm sách nhiều nhưng cuối cùng vẫn quay lại là:
- Giáo trình trường
- Slide bài giảng thầy cô

4. Học thêm
- Học thêm thì có nhiều. Ở chỗ thầy Sơn có lớp CẬN LÂM SÀNG đó có các thầy cô nội và CĐHA dạy thêm nên có thể đăng ký.
- Học thêm triệu chứng chẩn đoán có thể hỏi chỗ của anh Minh (K39)
- Anh thì không có dạy gì hết =]]] đừng tìm anh nhưng có vấn đề gì thắc mắc có thể inbox hỏi được thoải mái nhen (rảnh anh rep hết). Ngoài ra có nhiều chỗ dạy nữa mà kiểu như kèm thôi có lẽ anh không biết nên các em tìm hiểu thêm nếu được.
- Đi học coi cách học rồi về tự học là chính, Y4 cũng bận. Nội trực gác cũng gắt, cũng mệt mỏi lắm nên thời gian đi học thêm khan hiếm lắm, cân nhắc cái để đi.

5. Trực gác & buổi chiều
- Nội không gắt buổi chiều như Nhi. Anh thấy đa phần ở nhà đọc bài, khi nào có lịch học mới vào. Trong đó có vài thầy cô nào khó thì nên đi chiều nhen.
- Trực thì biết rồi như Y3 thôi mà 24/24.
- Có thể ngủ ở tầng 7 phòng học (cũng mát lắm). Phòng hành chánh khoa tiêu hóa máy lạnh mát, xin ngủ ghế hoặc có ghế bố xin. Nói chung cũng tùy vào thăm, ví dụ tour đầu thường tụi nó trực xong trốn về xong sáng vào hoặc tour cuối ngược lại.
- Mà anh dặn trước giữa đêm có cấp cứu là dậy hết, có vấn đề gì tự chịu trách nhiệm nếu bỏ về đó.
- Có hôm hên được BS ký sớm về nữa nhưng hiếm lắm (chắc BS lộn Y3 Y4 thôi). Trực cực quá thì chia chung với anh chị Y5 Y6 hoặc VTT. Miễn sao có người, có việc gọi nhau được là tốt rồi.

6. Dặn dò thêm
- Bên Vĩnh Long học nội thầy cô dạy nhiều mà đã lắm luôn. Bao gồm thầy Phúc (ICU) siêu có tâm luôn (thầy có mái tóc cute phô mai que mà tụi anh ai cũng xin chụp hình), cô Phương (cô trên BVCR về) trời thần ơi giỏi khủng khiếp @@. Cô dạy bài suy tim vs NMCT ấy ráng xin cô dạy cho hết.
- Đi ĐKTƯ học khoa thận thì xin thầy Nghĩa, anh Tân dạy thêm. Anh Tân dễ thương lắm nên bí gì cứ hỏi nhưng vô thi anh gắt lắm, hỏi thi lại nhẹ nhàng lại chút. Các em nên đi nghe thầy và anh Tân hỏi thi để biết thêm (còn thầy Như Nghĩa đợt nào cũng khóa cửa nên khó vô). Ngoài ra chia 2 team theo thầy Sơn và thầy Thủy. Bên kia ĐKTP thì chia theo thầy Tuấn An và thầy Viết An. ĐKTP theo cô Huệ cô Nhung còn ĐKTƯ theo thầy Tâm thầy Nhân. Nói chung người ta nói đi ĐKTƯ lợi hơn là chưa chắc đâu, cực hơn nhưng học chưa biết được. Tốt hơn là phối hợp cả 2 bên.

BƯỚC 3 VĨNH LONG - “RESORT HÒA AN 2”

Anh mới thấy Y6 có đi VL năm nay nên cũng không phải cô đơn lắm đâu :)) Trong khúc này anh chỉ nói mấy thứ ngoài lề về VL nhen (học tập sẽ nằm trong post Nội Ngoại Sản Nhi)
Đường đi Vĩnh Long theo link trên google map
1. Ký túc xá
2. Bệnh viện


- Nhìn chung nhiều bạn quê VL sẽ ko ở ktx, một số bạn "sang chảnh" thuê nhà trọ ngoài ở 2 tuần luôn :)) mà thuê khôn lanh chút để đỡ tiền.
- Mũi tên đen: BV ĐK Vĩnh Long
- Mũi tên đỏ: KTX
- Có 2 đường đi, đường màu đỏ đô là Phạm Thái Bường, đỏ đậm là QL53. Nhìn chung đường nào cũng nhiều đồ ăn ngon (Vĩnh Long đồ ăn hơi ngọt tẹo).

[Đường tới Vĩnh Long]
- Bạn nào biết rồi chỉ các bạn, bạn nào chưa biết có thể hỏi anh chị hoặc sắp tới anh dẫn một vài đứa em đi thử =]] ôn kỷ niệm.
- Tóm gọn là sau khi qua cầu Cần Thơ các em đi theo đường Quốc lộ thẳng hoài cho đến gần hết đường là tới :v Thật đấy. Nhớ đổ xăng, đi cẩn thận toàn xe lớn. Đường cũng có công an =]] bạn anh bị bắt vài lần rồi (đa phần nằm ở BigC hoặc vừa mới ra khỏi Cần Thơ ấy)

1. Cantin KTX
- Cantin không đủ đồ lắm nhưng bán đá bán nước bánh tráng đủ sống qua ngày. 
- Cafe ngon :)) bạn anh nói vậy. Mà không quan trọng lắm vì được ra ngoài mua mà.
==> Đừng mang quá nhiều đồ cồng kềnh lắm, ở có mấy bữa ah

2. Chợ siêu thị đồ ăn vặt
- Cái coop mart bự hà bá gần sông tiền, kế bên đó t7cn có chợ đêm tha hồ ăn vặt, ngoài ra có 1 chợ gần vòng xoay sát KTX.
- Đối diện đường KTX nguyên dãy ăn vặt tha hồ.
- Ăn bánh tráng nướng và bánh tráng cuộn ở bờ sông tiền

3. Giặt đồ
- :)) Tự giặt, có mền với mùng đem tiệm giặt cho lành. Anh nhớ đi qua cầu là có tiệm bên trái và phải nữa. Mà thôi đem cho đủ 5 bộ đi, về Cần Thơ giặt 1 thể.

4. Quán cơm (quan trọng nè)
- Nói chung vầy, đi BV có 2 đường (tự nhìn bản đồ hiểu ah). Một là đi qua trung tâm đi Phạm Thái Bường, gần nhưng đi chậm. Đường đi QL53 thì chạy nhanh nhưng xa.

A. Ăn sáng
- Bún kế bên nhà thờ trung tâm
- Quán Tài Có kế BV (hơi đắt)
- Cơm sườn kế bên tượng đài chiến thắng Mậu Thân
- Bún phở hủ tíu đối diện quán cơm
- Nói chung trên đường đi nhiều lắm đừng lo :))
- Kế bên KTX là mấy xe xôi bánh mì nhiều, trước cổng BV cũng có mà anh ko khuyến khích.
- Đối diện BV có quán bánh mì bự thấy cũng được

B. Ăn trưa
- Đường Phạm Thái Bường đối diện trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm có quán nhỏ nhỏ mà ngon lắm, dân Y đi đầy đó.
- Cơm sườn kế tượng đài
- 2 quán cơm trưa đối diện tượng đài
- Hỏi Harvey Hoang ấy, nó hay chia sẻ mấy quán cơm ngon bên Vĩnh Long.
- Hỏi Lương Viết Tài, trùm chia sẻ đồ ăn trong các group đồ ăn.

C. Ăn tối
- Cuối đường Phạm Thái Bường (đi từ KTX) có bún mực bún gì đó thần thánh ăn
thử 1 lần. (Anh thấy cũng được, bạn bè khen ngon nhiều)
- Ở đối diện KTX có 2 quán cơm sườn vừa nhiều vừa ngon giá mềm nữa :))
- Lẩu tomyum tự search nha trong trung tâm
- Mấy quán nướng quán nhậu đầy tha hồ
- Đúng rồi quán ốc nữa :)) quán vỉa hè thôi nha chứ mấy quán có bàn ghế đắt lắm. Nhớ mua Fugacar luôn.

D. Cafe học bài
- Nguyên đường Phạm Thái Bường
- Trà sữa Mocha
- Đường 2.9 hình như là Mộc Nhiên? Quán đó bán bánh cafe trà sữa được cư dân Y khen lắm chỉ là hơi ồn
- Còn hàng ngàn quán ăn khác =]]] Các em hỏi anh chị nha, anh là đứa “gu ẩm thực dễ dãi nên ăn vài quán được là ăn hoài luôn”

5. Bệnh viện
- Cantin đủ đồ. Dặn: nhớ ăn kem chuối và yagourt
- Cafe trước cổng BV nhiều hơn trong cantin mà bằng giá
- Thử đi đêm bên BV cũ vài lần cho biết cảnh nha :))
- Gửi xe: 2k-6k rẻ hơn Cần Thơ đó

6. Gởi xe KTX
- Đóng tiền gởi xe 40k cho 2 tuần gì đó nói chung an tâm.
- Mà bị cái khoá cửa 10h hơi bực mình xíu, về trễ phải khoá cổ để ngoài.
- Có lần nhóm anh đi học về trễ (thầy cho ra trễ nha) cái cấp tốc về ko kịp mà xin thì không chịu mở. Anh tính kêu tụi nó móc xích khoá xe khóa cổ, móc vô lưới thép của cổng chặn không cho cả KTX lấy xe dằn mặt :)) Liêm sỉ gì tầm này!
- Tuy nhiên nhóm anh còn tích đức nhiều nên hổng chơi dại. Vậy mới thoát LS hết.
- Đấy là cái quan trọng nhất trong năm 4 nha mấy đứa. TÍCH ĐỨC BỚT NGHIỆP :)))

7. Giờ giấc và chỗ ngủ ngoài KTX
- Đóng cửa 10.30 mà nhà xe 10h có về trễ cũng gọi xin mở cổng được nhưng nhà xe thì hơi bị khó =]]] cho nên 10h30 về thì để xe gần gần trước cửa bên trong khóa cổ cẩn thận coi chừng mất (Tiền sử KTX mất xe cũng nhiều rồi đó).
- Còn lỡ trễ quá qua BV ngủ hạn chế về đêm nguy hiểm lắm.
- BV ngủ ngon nhất là phòng sanh, phòng SV sản tầng 4, phòng bệnh nhân khoa sản nếu ko có BN có thể xin, phòng SV nội (máy lạnh giường đủ luôn), phòng hành chính ngoại.Phòng SV của nhi thì có 2 mà nóng thấy bà nội luôn nên tùy tình hình, mà đừng giành nhau nha :v Biết đâu hên ký sớm về KTX liên hoan.
- Nhà xe lên tiền lúc 22h nên canh mà về (ở Cần Thơ là 6h tối á)
- Nhớ Vĩnh Long có đường 1 chiều :v đi cẩn thận nha. Nhà thờ thì anh thấy có nhà thờ trung tâm cho các bạn Công Giáo. Giờ lễ anh nhớ là 16h và 17h (đi hỏi lại nhen)
-Hình ảnh ông lão bán kem trước cổng, ông già rồi mà ráng đi bán. Kem rất ngon và rẻ nữa các em mua ủng hộ ông nha!
Chưa ăn kem ông là chưa qua Vĩnh Long đó =]]] Truyền thống rồi.

BƯỚC 4: ĂN Ở TÍCH ĐỨC
=]]] Ôi khỏi phải nói tại sao phải vậy!!! Đặc biệt là bọn KHẨU NGHIỆP mà coi chừng nhen

1. Thi cử
Thi cử là hên xui may mắn ha. Đặc biệt thi Nhi thì cực kỳ may mắn, có đứa được
vô người cho điểm cao 8. 8.5 còn đoàn kia rớt, 4.0 3.5 Kinh dị cực kỳ. Nội cũng
vậy nhưng vẫn còn đỡ hơn. Ngoại sản cũng tùy đó.
=> Đi nhà thờ, đi chùa
=> Tích đức, ăn ở tốt, hay bố thí
=> Đặc biệt: ĐỪNG KHẨU NGHIỆP, quật ngay!!! Quật ngay đấy!!!

2. Trực BV – Đi bệnh phòng
Y4 là trực bất chấp lễ. Ăn ở tốt đỡ phải trực giáp tết, 30.4-1.5 hay là các ngày nghỉ khác, ngày trước thi... Chưa kể nhiều khi đấu tranh với nhau vì theo thầy này thầy kia, chia bệnh phòng để đi ấy. Tại vì có nhiều thầy chia sẻ nhiều, có thầy ít nói nếu không biết hỏi, BSBP hên xui nhiều khi chẳng giảng gì luôn. Khổ lắm.

3. Nhiều khi mình tích đức mà...
Thằng nhóm trưởng là đặc biệt quan trọng, nó bốc thăm cho cả lũ mà, nó ăn ở sao để cả nhóm lụy cũng mệt. Bởi vậy tới Y4 đâu đứa nào dám làm đâu. Trách nhiệm đúng có nặng nhưng sợ cái này cũng không phải ít. Anh nói chứ có mấy cái nhóm mà hỏi ai nhóm trưởng thì tất cả kêu “không biết”, random tùy ngày”.
ĐÙA THOAI -_- RÁNG MÀ HỌC, MAY MẮN THÌ CÓ CÁI THĂM HẾT SẢY, KHÔNG MAY THÌ ĐÓ LÀ MỘT TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ.

BƯỚC 5 ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN KHOA
Chời đất ơi tới đây dài lắm rồi anh cũng chán lắm. Nhìn vậy chứ nguyên bài này viết 2-3 tuần rồi đấy. #_# Anh khá là bận còn nhiều cái chi tiết không nói hết được nên các em bí thì hỏi thêm anh hoặc các anh chị khác.
Cho nên phần định hướng chuyên khoa này anh không định nói quá nhiều ở đây, tóm tắt vài câu thôi.
Lời khuyên của anh là đi hết Y4 rồi hẳn định hướng vì Y4 khá là bận, đi thêm vài khoa là gần như ngộp thở và phải chấp nhận học lệch. Xong sau này muốn lấy lại là khó khăn và hối hận nữa. Cho nên theo lời khuyên từ anh chị trước và anh thì các em nên ĐI XONG Y4 RỒI ĐỊNH HƯỚNG.
Các bước như sau
- Đi khoa nào thấy thích thích thì note lại. Ví dụ như ngoại sản nội nhi, mỗi đại chuyên khoa lựa ra một số khoa mà mình thích đã (phải thật sự thích, đi trực thì ham đi thêm, không thấy mệt mỏi, cứ ngồi vào bàn là muốn lật sách của khoa đó đọc).
- Sau đó cuối Y4 tổng kết coi đại chuyên khoa nào mình có nhiều khoa thích nhất rồi bắt đầu suy nghĩ có nên chọn không?
- Khi có 1 xíu định hướng chọn rồi thì nghĩ xem vô khoa sẽ đi theo ai? Ai dạy mình? Một người thầy phải có tâm, có tầm. Có thể là anh chị nội trú, BSBV nhưng lại rất thân thuộc dễ dàng hỏi bài sẽ ưu tiên hơn là các TS, GS …
Cũng tùy mối quan hệ và tình huống các em có mà chọn.
- Có hẳn quyển sách chọn chuyên khoa gì bằng tiếng Anh ấy có thể tìm mà đọc.
Anh nói đơn giản vậy thôi, năm nay Long An lại có dự án chia sẻ kinh nghiệm thắc mắc gì lên đó hỏi cho xôm có nhiều anh chị lắm. Thắc mắc ít ít thì inbox hỏi anh cũng được. Nhìn chung càng lên thì càng bận, năm nay là sấp mặt luôn. Mấy đứa mà càng rảnh thì sau này càng dở, chắc ăn luôn. Mà bây giờ không học lên Y6 khổ lắm.
- Nói nghe chứ hồi Y1-2 mà học đề đánh đề là Y3 thấy hơi ngơ ngơ nha, mà Y3 học không đàng hoàng Y4 cực lắm. Mấy đứa Y3 mà chăm chỉ với nền Y1-2 ngon ngon là Y4 khỏe lắm. Gần như nguyên cái khâu từ hỏi bệnh – làm bệnh án phụ thầy cô BS là rất oke. Năm này điền thêm mảng điều trị tiên lượng  dự phòng là xong. CònY3 học ko tốt là lại quay lại học triệu chứng, tiêu chuẩn chẩn đoán, CLS mà giờ
bonus thêm cái nùi kia là xỉu. Tốc độ quay của các khoa cũng lẹ, tầm 1 tuần/khoa có khoa được 2 tuần nhưng chia mặt bệnh điển hình chỉ học 1 bệnh/ngày @@ quá ít luôn!!!
=> Tranh thủ mà học không có kịp đâu.
=>Sau khi xong chọn được 1 cái chuyên khoa (nội nhi hay ngoại sản đã) rồi từ từ chọn chuyên khoa sâu sau hén.

[LỜI CUỐI]
Anh viết mất cả vài tuần (cũng bận nhiều việc) mà đọc được tới đây là giỏi lắm ^_^ Anh không giỏi văn nên viết hơi dài hy vọng giúp ích được cho các em. Càng lên càng bận, các em cũng dần có anh chị, thầy cô, sư phụ để theo rồi nên anh sẽ không tư vấn được nhiều nữa. Cách học các em cũng có khả năng thích nghi cao rồi nên cố gắng tự bơi, không biết thì inbox hỏi anh cũng được.
Sợ ra trường không ai thèm đến chụp hình chung, buồn thủi buồn thui.
Năm nào cũng viết 1 bài dài dằng dặc các thứ mà hông thấy ai thương mình bùn ơi bùn…
Mốt khi ta ra trường thì đến chụp với ta được 1 tấm hình là ta vui lắm, vậy là được rồi
Tóm lại
Bây giờ sức em đang dồi dào cho cuộc chiến, hãy ghi lại những khoảnh khắc ấy và cố gắng duy trì năng lượng thật tích cực!!!
Những lúc mệt mỏi nhất, tuyệt vọng nhất em sẽ làm gì?
Nghĩ về gia đình
Nhớ về lý do tại sao em bắt đầu
Nghĩ về tương lai mà em muốn sống
Anh thường nói với mấy đứa đệ tử
Đừng cố học để chứng tỏ mình giỏi hay “ngon” hơn bất kỳ ai
Cố học để cứu sống bệnh nhân - gia đình.
Sẽ có một ngày em phải đứng giữa họ và cái mộ. Mà thứ vũ khí để nắm phần thắng phải là KIẾN THỨC mà bây giờ em đang dùi mài!!!
Đến lúc họ ngưng tim ngưng thở rồi hối hận vì “không biết cái này, cái kia”. Hối hận là trễ rồi!!!
Năm 4 anh chắc chắn sẽ có những lúc vô cùng mệt mỏi.
Em chọn đi ngủ cho quên mệt. Okay
Em chọn trà sữa cho đỡ nghiện. Okay
Em chọn PUBG bắn 4-4 cho đỡ ghét, chọn LMHT bán hành tụi nó. Okay. Nhưng mà, đúng giờ là VÀO BÀN.
Dậy mà thực hiện giấc mơ của mình, “Đời ngắn đừng ngủ dài”.
Chúc các em học tốt.