ĐỘNG KINH

I.                    Định nghĩa
-          Cơn động kinh xảy ra bất chợt
-          Thời gian ngắn
-          Có tính chất lặp lại
-          Mang tính định hình (cơn sau giống cơn trước)

II.                  Phân loại
1.       Theo nguyên nhân
-          Động kinh triệu chứng: Có nguyên nhân
-          Động kinh vô căn: không nguyên nhân
2.       Theo đặc tính cơn
-          Động kinh cục bộ: Chỉ một phần cơ thể co giật (tay, chân, mặt…)
-          Động kinh phức tạp: Động kinh một phần lan ra toàn cơ thể
-          Động kinh toàn thể: Bệnh nhân mất ý thức trong cơn

III.               Giai đoạn (3 giai đoạn cơn co giật toàn thể)
-          Co cứng: 10-20 giây, bệnh nhân cắn răng, cổ ngửa, mắt trợn, tay duỗi, chân duỗi, cong cứng người lên.
-          Co giật: 30 giây – 1 phút: hai tay co, hai chân duỗi, giật rất nhịp nhàng, tím tái, sùi bọt mép, bất tỉnh
-          Thư giãn: 10-30 phút, nằm im, thở phì phò, tăng tiết đờm, mất tri giác. Sau đó bệnh nhân tỉnh hoàn toàn.

IV.               Thái độ bác sĩ trước cơn động kinh
-          Đứng trước một bệnh nhân đang co giật:
+ Cơn co giật nhỏ hơn 3 phút, tối đa là 5 phút nên bác sĩ đánh giá cơn co giật nếu lớn hơn 5 phút, bệnh nhân tím hoài thì xử trí như một cấp cứu (A B C) và cho thuốc (seduxen, midazolam)
+ Còn lại thì chỉ cần đứng yên quan chứng kiến cơn động kinh. Các cấp cứu cần thiết trong cơn là: Nới lỏng quần áo, chặn lưỡi, chống té. Sau cơn bệnh nhân dần tỉnh lại rồi thì tìm nguyên nhân.
-          Đứng trước bệnh nhân co giật cơn đầu tiên, bác sĩ chỉ cần theo dõi, chưa cần dung thuốc co giât, cho thuốc ngoài lề cho người nhà yên tâm. Chừng nào bệnh nhân co giật cơn thứ 2 với tính chất giống cơn thứ nhất, mới cho thuốc.
-          Thuốc động kinh: Deparkin
-          Động kinh cục bộ thì sài Phenytoin Dihydan (tốt nhất) nhưng rất dễ bị hội chứng Steven Johnson

V.                 Trạng thái động kinh
Là một cơn động kinh kéo dài trên 5 phút hoặc giữa hai cơn động kinh bệnh nhân chưa kịp tỉnh => Là một cấp cứu thần kinh.
ð  Cấp cứu A (Thở - NKQ), B, C
ð  Chống co giật:
-          Sử dụng Seduxen 1A (TMC) hoặc Midazolam 1A (TMC)
-          Nếu 10 phút sau bệnh nhân không qua được cơn thì tiêm ống 2
-          Nếu 30 phút sau chưa qua được cơn: Phenobarbital (TMC) – dễ gây ức chế hô hấp
-          Nếu 30 phút sau chưa qua được cơn thì tiền mê hay gây mê bằng tiêu beta

VI.               Nguyên tắc điều trị
-          Chẩn đoán chính xác rồi mới điều trị
-          Dùng đơn trị liệu (1 thứ thuốc)
-          Tất cả bệnh nhân động kinh đều được quản lý chặt chẽ

VII.            Lâm sàng

Nếu trong quá trình điều trị, mà có co giật trở lại thì nghĩ:
-          Bệnh nhân bỏ thuốc
-          Thuốc cho chưa đủ liều
-          Dùng chất kích thích quá mức hay thức khuya quá mức
-          Nếu không phải 3 trường hợp trên thì phải xem lại chẩn đoán.

Tải về bằng file PDF tại đây: DOWNLOAD