Mục lục bài viết
I. Đại cương.
II. Choáng Chấn Thương.
III. Tắc mạch máu do mỡ.
IV. Chèn ép khoang
V. Biến chứng mạch máu lớn.
VI. Biến chứng chèn ép thần kinh.
VII. Nhiễm trùng.
VIII. HC rối loạn dinh dưỡng.
I. Đại cương.
- Biến chứng thứ phát sau chấn thương cơ quan vận động, hay gặp nhất là gãy xương.
- Nguyên nhân cơ bản bao gồm:
+ Chảy máu và mất máu: gây chèn ép khoang, mất thể tích máu => CEK hoặc choáng mất máu hoặc cả hai.
+ Sốc do đau.
+ Di lệch xương gãy: đàu xương gãy gây tổn thương quanh ổ gãy
+ Rối loạn vận mạch vi tuần hoàn gây HCRL dinh dưỡng.
+ Do hậu quả điều trị.
II. Choáng Chấn Thương.
1. Hai nguyên nhân hay gặp.
- Chảy mất máu.
- Đau: có di lệch hay không thì đều đau khi gãy xương, di lệch thì đau hơn.
2. Tiên lượng – khả năng choáng.
- Gãy xương lớn.
- Gãy nhiều xương.
- Gãy phức tạp ( độ cao)
- Mất máu nhiều.
- Nhiều thương tích.
Là biến chứng hay gặp nhất trong gãy xương.
* Phát hiện sớm.
- Mạch nhanh.
- Huyết áp tụt.
- Chỉ số choáng (Mạch/HATT ) >= 1. (Bình thường 0.5).
- Phục hồi mao mạch > 2s.
- Niêm nhạt,da xanh, chi lạnh…..
* Dễ gây ra các biến chứng khác: CEK, TMMDM, chống nhiễm trùng kém.
3. Điều trị.
- Chống mất máu (cố định). Hồi sức nội khoa.
- Giảm đau: gây tê ổ gãy, bất động xương sớm, không vận chuyển khi BN choáng hoặc nguy cơ choáng.
4. Dự phòng.
- Gây tê ổ gãy
- Bất động tốt vùng gãy.
- Không vận chuyện Bn khi chưa làm xong hai biện pháp trên.
III. Tắc mạch máu do mỡ.
1. Định nghĩa.
- Tắc nghẽn các mạch máu do giọt mỡ từ tủy xương vào tĩnh mạch về tim và bị đẩy lên phổi.
-> Đúng hơn: Tắc mạch máu do tủy xương.
- Cơ chế "Bơm xe đạp", Tăng áp lực nội tủy, tủy xương thấm qua mạch máu nội tủy gây tắc mạch tại chỗ và toàn thể.
- Ba giai đoạn: Tăng áp lực ống tủy -> Trào tủy vào mạch máu -> Tắc nghẽn mạch ở phổi -> Suy hô hấp
2. Đánh giá.
- "Khoảng tỉnh" trước các triệu chứng "Suy hô hấp, Hôn mê, đốm XH dưới da": 48 giờ.
- Rất sớm: sau vài giờ.
- Sau 3 ngày: theo quy tắc “Số 3”:
(1) Biến chứng phổi sau 3 giờ.
(2) Sau chấn thương 3 ngày.
(3) Tắc mạch do khí sau 3 tuần.
3. Nguy cơ.
- Như choáng chấn thương.
- Đóng đinh nội tủy sớm trong trong 24 giờ.
4. Lâm sàng.
- Tam chứng: Suy hô hấp, hôn mê, đốm xuất huyết dưới da.
- GURD:
* Dấu hiệu lớn:
+ XH dưới da, XH kết mạc.
+ Suy giảm TK: đau đầu, bứt rứt, giáy dụa.
+ Phù nề phổi:khó thở.
+ PaO2 < 60mmhg.
* Dấu hiệu nhỏ:
+ mạch nhanh >100l/phút.
+ > 38.5 độ.
+ Nghẽn võng mạc ( soi đấy mắt )
+ Hct giảm
+ Tiểu cầu giảm.
+ Nước tiểu có mỡ.
+ Giọt mỡ trong đàm: 1 lớn + 4 nhỏ => CĐXĐ.
5. Điều trị
- Oxy liệu pháp: áp cao
- Hydrocortisone: 100mg mỗi 4-6h.
- HSTC chống sốc.
6. Dự phòng.
- Gây tê
- Cố định.
- Không đóng đinh nội tủy sớm trong 24 giờ.
- Xử trí cấp cứu các thương tích khác kèm theo.
- Phát hiện sớm, oxy liệu pháp trong “Khoảng tỉnh”
IV. Chèn ép khoang
1. Định nghĩa.
- Chèn ép khoang (CEK) là sự gia tăng áp lực 1 hay nhiều khoang làm giảm lưu thông máu qua khoang, dẫn tới thiếu máu cục bộ.
- Khoang bình thường 0-5mmHg, co cơ -> 50mmhg và tụt còn 30mmhg, sau 5 phút sẽ trở về bình thường.
- Vị trí hay gặp nhất của chèn ép khoang là khoang sau bắp chân và khoang trước cẳng tay
* Áp lực cao kéo dài sẽ làm tổn thương thần kinh và cơ.
- Phân loại theo diễn tiến thì có hai loại: cấp và mạn.
+ Cấp: nặng, nhanh, khó hồi phục = AL cao + TIME.
2. Phân loại lâm sàng.
- Đe dọa:
+ Đau tự nhiên và dữ dội, tăng dần.
+ Đau kéo dài thụ động cơ nằm trong khoang.
+ Đau khi sờ lên mặt da, da cứng và căng ở vùng bị chèn ép.
- CEK rõ: (giống như tắc mạc).
+ Dị cảm (tê bì, kiến bò).
+ Giảm cảm giác.
+ Rối loạn vận động (yếu cơ trong gđ muộn, khó hồi phục).
* Phải dựa vào: Thời gian và áp lực khoang
* Phân biệt CEK với rối loạn dinh dưỡng chi trên:
- Chi cung sưng nề nhưng mềm, không tăng cảm giác đau ngoài da
- Đau chi: Không có rối loạn vận động và cảm giác. Các ngón tay vận động bình thường
- Mạch quay và mạch trụ (+)
- Áp lực khoang không cao
3. Thời gian
- < 6 giờ: Bình thường.
- > 6 giờ: Phẫu thuật giải áp (Kích thích điện giảm hơn 25%: không phục hồi).
- Nguy kịch: 15 -36 giờ.
* Tóm lại:
+ 6 giờ: Là giới hạn điệu trị bảo tồn và giải áp.
+ 6 – 15 giờ: Rạch rộng da và cân mạc giải áp, giải áp an toàn, giữ được chi.
+ > 15 giờ: Đoạn chi, cứu sống.
* Áp lực khoang => 30mmhg là ngưỡng giữa bảo tồn và giải áp
4. Chẩn đoán.
- Có chèn ép khoang hay không ?
- Bao nhiêu khoang bị chèn ép.
- Thời gian bị CEK.
5. Điều trị.
- Bảo tồn (<6 giờ ):
+ Tháo gỡ các nguyên nhân gây CEK.
+ Kê cao chi.
+ Giảm đau, phong bế gốc chi.
+ Theo dõi từng giờ.
- Phẫu thuật giải áp:
+ Rạch và và cân mạc.
+ Cắt lọc mô chết (đồng thời hoặc thì hai).
+ CEK > 15 giờ: Cân nhắc giải áp và đoạn chi.
+ Biến chứng giải áp trong giai đoạn này: Trụy tim mạch kéo dài, suy thận cấp (do độc chất, do tăng kaki máu từ ổ gãy bị chèn ép).
V. Biến chứng mạch máu lớn.
1. Nguyên nhân.
- Chèn ép.
- Tổn thương mạch máu.
2. Lâm sàng.
– Chấn thương những vùng có mạch máu sát xương
- Chấn thương vùng trước khuỷu.
- Chấn thương vùng khoeo.
- Gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay (Động mạch cánh tay).
- Gãy trên hai lồi cầu xương đùi (Động mạch khoeo)
- Gãy 1/3 trên xương 2 cẳng chân (Động mạch chày sau)
- Dấu hiệu:
+ Mất mạch.
+ Lạnh chi.
+ Thay đổi màu sắc.
+ Ngọn chi không căng phồng.
+ Rối loạn cảm giác.
+ Phục hồi mao mạch >2s.
+ Nặng: Liệt vận động, sốc không đáp ứng bù dịch.
3. Cận lâm sàng.
- Siêu âm doppler.
- Xquang đm, DSA
- DSA.
=> Có tắc nghẽn? Vị trí ? Mức độ?
4. Điều trị.
- Nắn xương lại => có mạch.
- Phẫu thuật: rách, đứt. Các xương cần cố định ngoài hoặc KHX.
- Tránh CEK.
5. Dự phòng.
- Khám kỹ.
- Bất động tránh di lệch thứ phát.
VI. Biến chứng chèn ép thần kinh.
1. Nguyên nhân.
* Chèn ép: (tại “ngõ hẹp”)
- Các đoạn gãy di lệch.
- Máu tụ.
* Case đặc biệt:
- Liệt thần kinh quay: gãy thân xương cánh tay.
- Liệt thần kinh giữa: gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay (trẻ em).
- Liệt thần kinh hông khoeo: gãy chỏm xương mác.
- Liệt thần kinh trụ: sau gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay (muộn – vài năm..)
2. Lâm sàng.
- Đau điển hình tại ống hẹp thần kinh.
Ví dụ: Đau rãnh trụ sau khớp khuỷu.
- Test khẳng định:
+ Đo điện thần kinh – cơ.
+ Chụp MRI.
3. Điều trị.
- Nắn chỉnh.
- Theo dõi 4 - 5 tuần => không hết: Phẫu thuật kiểm tra và điều trị.
- Phải phẫu thuật trị liệt muộn sau gãy.
VII. Nhiễm trùng.
1. Nguyên nhân hay gặp.
- Gãy hở.
- Gãy kín được: phẫu thuật, kết hợp xương……
2. Điều kiện.
- Xuất hiện của vi khuẩn.
- Môi trường thích hợp.
3. Hiệu ứng dị vật.
- Vết thương có dị vật, kể cả vật liệu KHX.
- Vi khuẩn nằm trong glycocalyx trên bề mặt dị vật không bị diệt.
- Chỉ lấy dị vật mới hết nhiễm trùng.
- Các cận lâm sàng khó phát hiện các vi khuẩn.
* Sử dụng kháng sinh ngay khi có thương tích hoặc ngay khi tới trung tâm y tế.
* Đường hiệu quả nhất là tiêm tĩnh mạch
VIII. Hội chứng rối loạn dinh dưỡng.
1. Nguyên nhân.
- Do đau: thường kéo dài nhắc lại nhiều lần (nắn xương nhiều lần, không vô cảm đầy đủ), băng bó chặt gây đau liên miên đủ tạo biến chứng => Đau sẽ gây kích thích co mạch
- Do bất động kéo dài.
2. Thời điểm.
- Muộn
- Yên lặng.
3. Vị trí.
- Xa nơi gãy về đầu xa.
- Chi trên: “Ngón tay”. Đôi khi ở “Bàn ngón” , “vai” mà bỏ qua khuỷu => HC vai – bàn tay.
- Chi dưới: cổ chân, bàn chân.
4. Lâm sàng
- Đau: Hội chứng buốt bỏng, tăng khi thay đổi thời tiết, xúc cảm, vận động
- Phù nề vùng rối loạn -> teo cơ -> xơ dính các khớp.
- Mất cơ năng: cứng khớp di đau kéo dài/ xơ hóa khớp.
- Rối loạn vận mạch:
+ Thay đổi màu da.
+ Lạnh/Nóng hơn.
+ Mồ hôi nhiều -> khô ráo, ít mồ hôi.
+ Teo cơ, ngón thon, búp măng, mất nếp da, nhẵn láng và mỏng,móng sù sì, khô, nứt gãy.
+ Lông nhiều về ban đầu -> rụng lông.
5. Cận lâm sàng
- Xquang:
+ Loãng xương: lốm đốm.
+ Bờ xương tăng cản quang, rõ nét như tô bút chì.
6. Điều trị.
- Kháng viêm.
- Bất động khi vận động đau.
- Liệu pháp phục hồi sớm, nhẹ nhàng, không gây đau.
*Bài viết trên tham khảo từ nhiều nguồn và sách. Có thể chưa hoàn chỉnh. Các bạn có thể để lại góp ý dưới phần bình luận nhé.
0 Bình Luận
Đăng nhận xét